Quà sáng

 
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để lưu vào danh mục yêu thích.
   

Khi xưa người ta bé, người ta hay được mẹ cho 200 đồng để ăn bánh bèo mỗi sáng trước khi vào lớp mẫu giáo! Ngày đó mắc cười lắm, hôm nào người ta quên lấy tiền ăn sáng, thể nào người ta cũng chạy về nhà để nhận cho bằng được cho dù người ta đi lên tới trường rồi, mà trường người ta cách nhà chừng 10 phút đi bộ nhưng so với sức trẻ con đi bộ thì không hề gần chút nào! Vậy mới thấy quà sáng của người ta nó rất chi là quan trọng í.

Khi xưa người ta bé, người ta hay được mẹ cho 200 đồng để ăn bánh bèo mỗi sáng trước khi vào lớp mẫu giáo! Ngày đó mắc cười lắm, hôm nào người ta quên lấy tiền ăn sáng, thể nào người ta cũng chạy về nhà để nhận cho bằng được cho dù người ta đi lên tới trường rồi, mà trường người ta cách nhà chừng 10 phút đi bộ nhưng so với sức trẻ con đi bộ thì không hề gần chút nào! Vậy mới thấy quà sáng của người ta nó rất chi là quan trọng í.

Mỗi 200 đồng người ta có thể ăn bánh canh hoặc bánh bèo, chứ không được ăn tất cả! Nên người ta thường sáng này ăn bánh canh thì sáng kia sẽ ăn bánh bèo. Dần dần, chén bánh bèo hay tô bánh canh tăng giá, lên 300 đồng, rồi 500 đồng và giờ thì 1000 đồng mới mua được lận.

Mỗi dịp về nhà người ta vẫn phải tranh thủ ăn bánh canh hoặc bánh bèo. Mà bánh canh hoặc bánh bèo quê người ta khác ở Sài Gòn hay nơi khác lắm.

Bánh canh quê người ta làm bằng bột gạo, nấu với tôm và thịt (heo) bằm…màu bánh canh vàng vàng rất đặc trưng. Đơn giản nhưng ngon ơi là ngon. Ở quê người ta, các bà các cô làm bánh canh bằng cách xay gạo bằng cối xay đá, lấy bột xay được cắt thành nhiều sợi dài nhỏ rồi mới bắt đầu nấu. Tô banh cánh nóng hổi, thêm chút hành lá cắt nhỏ, chút tiêu bột khiến người ta no căng bụng mỗi sáng!

Còn bánh bèo quê người ta thường được đổ đầy chén, dày bột. Khi ăn thì quệt dầu ăn đã được thắng hành lên trên, cắt bánh thành từng miếng nhỏ rồi chan nước mắm đã được gia vị vào. Có thể cho kèm chút lá hành, lá hẹ cắt nhỏ hoặc đậu phộng rang giã nhỏ, hoặc vụn dừa xào. Ngon bá cháy bù chét.

Vào Sài Gòn người ta mới biết cách ăn bánh bèo có tôm, có thịt, có nhân, có đậu xanh và chén bánh bèo bé tí tẹo. Ăn chẳng đã gì cả, lại còn mắc ơi là mắc :”>.

Quê người ta còn có bánh hỏi! Mà mình cũng hông biết tại sao nó tên là “bánh hỏi” nữa :-s. Bánh hỏi cũng được làm từ gạo nốt. Người ta từng chứng kiến dây chuyền làm bánh hỏi rồi! Hay lắm nha, thế mới phục người nông dân sát đất. Từ dây chuyền nghe hơi hướng công nghiệp hóa nhưng thật ra là một giàn cối ép bằng gỗ hoặc đá hoặc nhôm, đồng (nhà nào chuyên nghiệp thì hệ thống sẽ xịn hơn), có đầu trên đủ rộng để cho từng cục bột nhét vào, sau đó sẽ dùng lực cục bột ép xuống và đi qua –một-cái-gì-đó mà người ta chưa có thấy :D. Sau khi đi qua chỗ bí mật đó thì từng dải dài bánh hỏi được rơi xuống. Người ép sẽ đón từng dải dài bánh hỏi cho vào nồi hấp cho chín rồi vớt ra, cho lên một sàn tre lớn. Bánh sẽ nguội từ từ và được cho vào đôi gánh có lót sẵn lá chuối tươi đã được rửa sạch.

Ngày trước ở quê người ta có rất nhiều xe bánh hỏi hay chạy khắp xóm ra “Aiiiiiiiiiiiiiiii hỏiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii hôngggggggggggggggggggg?”

Bánh hỏi được ăn bằng cách cuốn chung với bánh tráng, rau sống, sang hơn nữa thì có thịt heo cắt lát mỏng :->. Ngon lắm lắm luôn í.

Bánh hỏi càng mỏng, cấu tạo từng sợi bánh càng nhỏ sẽ càng ngon. Hôm trước trong bài  Tết 2015 của mình, mình có đăng hình bà 7 bán bánh hỏi ngon nhứt quê mình đó ^^.  Bánh hỏi của bà 7 sợi nhỏ nhỏ, đều đều. Bà 7 thường không quá tiết kiệm dầu khi quết lên bánh nên bánh không có khô quá như những hàng khác. Nước mắm bà 7 làm vừa ăn kiểu không quá nhạt, không quá ngọt cũng chẳng quá xá là mặn. Tất cả đều vừa vặn! Với lại, bánh hỏi của bà 7 cón có thêm đậu phộng rang chín, ăn thích lắm :”>.

 

Đăng lúc: 06:25, 27/04/2015
6 món ăn Điểm tích lũy: 16
   
Love 0