đám cưới, ảnh cưới, áo cưới nuôi dạy, chăm sóc con yêu, trẻ
Đăng nhập  hoặc  Đăng ký thành viên
BandoTraBanh
Đầu bếp: BandoTraBanh

Mọi con đường đều dẫn đến Ngọt Ngào!!!

BandoTraBanh đã gửi 0 công thức món ăn & 4 bài blog

nguồn Internet Từ ‘ wagashi ‘bắt nguồn từ từ ‘kashi’, dịch nghĩa là ‘kẹo’ hay các món ngọt, tuy nhiên thủa xưa nói đến ‘kashi’ là nói đến các loại hạt ngũ cốc (nuts), các loại quả dâu (berries) và hoa quả (fruits). Từ ‘ wagashi ‘ bắt đầu được sử dụng từ thời Meiji để phân biệt với các loại bánh ngọt đến từ phương Tây (wa – từ để chỉ Nhật Bản). Wagashi có nguồn gốc từ thời Yayoi (300 năm trước công nguyên), lúc đó wagashi chỉ đơn thuần là các món ngọt làm từ hoa quả và các loại hạt. Khi kĩ thuật xay nghiền các loại lương thực phát triển thì wagashi cũng được ảnh hưởng rất nhiều khi bột làm từ lúa mì, gạo nếp, gạo tẻ, đỗ và các loại lương thực khác được đưa vào dùng làm wagashi. Vị ngọt của bánh trước đây phụ thuộc vào vị ngọt tự nhiên của hoa quả và hạt thì việc sản xuất được đường đã làm thay đổi các công thức tạọ vị ngọt cho bánh. Tới thời kì Edo (1603), wagashi thực sự phát triển mạnh mẽ cùng với các cuộc thông thương giữa Nhật và nước ngoài. Nếu như trước đây chỉ có những tầng lớp thượng lưu mới được thưởng thức wagashi thì nay wagashi trở nên phổ biến hơn rất nhiều và đi vào tầng lớp trung lưu. Wagashi bắt đầu xuất hiện thường xuyên trong các bữa tiệc trà đạo, các bữa ăn nhẹ buổi chiều, và đặc biệt được sử dụng làm quà tặng sang trọng. Qua nhiều thế kỉ, mặc dù wagashi bị ảnh hưởng bởi các yếu tố văn hoá phương Tây rất nhiều, nhưng vẫn được nhắc đến như một biểu tượng về thẩm mỹ nghệ thuật Nhật Bản. Bánh ngọt Wagashi được chia làm 3 nhóm chính, việc phân loại dựa trên độ ẩm của bánh hoặc phương pháp làm bánh. Độ ẩm của bánh là một yếu tố rất quan trọng quyết định “hạn sử dụng” của bánh. o Namagashi: là loại bánh tươi, có độ ẩm trên 30% o Han namagash: loại bánh có độ ẩm 10-30 % o Higashi: loại bánh khô có độ ẩm dưới 10 % Nếu phân chia theo phương pháp làm bánh thì ví dụ wagashi có những loại sau: o Mushi mono: bánh hấp o Yaki mono: bánh nướng o Nagashi mono: bánh dạng thạch o Neri mono: bánh nhào nặn bằng tay o Uchi mono: bánh nặn từ khuôn Để thấy hết sự đặc sắc của wagashi, chúng ta phải thưởng thức bằng tất cả năm giác quan: nhìn bằng mắt, ngửi bằng mũi, “nghe bằng tai”, chạm bằng tay, rồi mới đến nếm bằng miệng. Mỗi chiếc bánh wagashi đặc sắc ở thiết kế riêng biệt, việc tạo hình từng chiếc bánh phải làm nổi bật vẻ đẹp tự nhiên của từng mùa tại thời điểm hiện tại.

Ví dụ: vào mùa xuân khi hoa anh đào nở rộ, chúng ta sẽ thấy rất nhiều mẫu bánh lấy cảm hứng từ bông hoa, cánh hoa, màu sắc hoa anh đào, thậm chí lá anh đào cũng được sử dụng để làm bánh. Tại sao nói thưởng thức wagashi có thể nghe bằng tai, đó là bởi vì chiếc bánh có thể được đặt tên theo một biểu tượng, một hiện tượng thiên nhiên đẹp của mỗi mùa, hoặc được đặt tên theo ca từ trong thơ, nhạc. Khi nghe những cái tên đầy chất thơ đó, người thưởng thức bánh sẽ có thể dùng trí tưởng tượng của mình để vẽ nên những cảnh thiên nhiên đẹp đẽ thơ mộng. Vị của wagashi cũng không được quá ngọt hoặc quá nhạt, mà phải là một sự cân bằng, hài hoà. Đậu đỏ (azuki beans) là một trong những nguyên liệu chính của những chiếc bánh wagashi, ngoài ra có bột mì, bột gạo, vừng, khoai môn, đường, bột thạch (kanten). Vì thế wagashi không những ngon mà còn là loại bánh tốt cho sức khoẻ.

 

[Du học Nhật Bản]

 

Thích ·  Chia sẻ  
Có tổng cộng 0 bình luận

thành viên nổi bật

  • yeubepgiadinh
    yeubepgiadinh

    39751

    Bài viết: 1600

  • JunLee
    JunLee

    17402

    Bài viết: 94

  • Emxigon
    Emxigon

    2535

    Bài viết: 16