Cập nhật vào 20/03
Không biết bạn có phải là người giống như bản thân tôi không, tôi khá thích ăn các món hải sản đặc biệt là cua, trước kia tôi không biết chế biến nên món ăn có mùi tanh rất khó chịu, không ngon. Nhưng, sau khi đã săn lùng bí quyết từ mẹ và thử thực hành nhiều lần tôi đã đúc kết được mẹo khử mùi tanh của cua vô cùng đơn giản như sau:
Nội dung chính
Mẹo khử mùi tanh của cua
Là một món ăn ngon được nhiều người rất ưa thích nhưng nếu không biết cách chế biến món cua này sẽ có mùi tanh, thậm chí mùi khai rất khó chịu. Khi chế biến cua muốn hết mùi tanh bản thân tôi thường dùng nước gừng và rượu trắng.
Các mẹ nên lấy nhánh gừng băm nhỏ ra vắt lấy nước cốt và cứ 1 kg cua hãy cho vào đó 1 muỗng cafe nước cốt này cùng các loại gia vị khác vào để ướp cùng với cua. Bên cạnh đó, khi ướp xong và bắt đầu cho cua lên xào nấu thì nên cho thêm từ 1 tới 2 muỗng cafe rượu trắng vào nấu cùng sẽ giúp khử hoàn toàn mùi tanh của cua đồng thời làm món ăn trở nên thơm, dậy mùi hơn.
Nếu bạn yêu thích những món ăn từ biển, bạn có thể tham khảo thêm
Cách để khử mùi tanh của cua khi ăn xong
Bạn có từng ăn các món ăn từ hải sản như tôm, ghẹ, đặc biệt là cua và sử dụng tay để chấm mút các kiểu. Nhưng ăn thì ngon còn rửa thì dùng nhiều loại xà bông mà cũng rất khó bay mùi đúng không? Theo tôi bạn nên dùng những mẹo khử mùi tanh của cua đơn giản như sau để để làm giảm hoàn toàn mùi tanh khó chịu này.
- Sử dụng bã cafe hoặc bã chè: Với bã cafe chỉ cần chà xát nên tay khoảng tầm 1 phút rồi rửa sạch lại với nước là được.
- Sử dụng xà bông và thìa inox: Sau khi rửa tay bằng xà bông xong thì chà thìa inox lên sẽ khiến mùi tanh bay đi hoàn toàn.
- Vỏ cam hoặc nước chanh
- Trà túi lọc: Các mẹ hãy chà sát những túi trà này lên tay, massage nhẹ nhàng rồi rửa lại bằng nước sẽ đem tới hiệu quả bất ngờ đấy nhé!. Không những khử được mùi tanh khó chịu mà trà còn giúp da tay đỡ bị nhăn nheo do bổ sung chất oxi hóa đó nhé!.
Giá trị dinh dưỡng của cua biển
Cua có đặc tính là một loại động vật thủy sinh, có ở cả nước ngọt và nước mặn. Thịt cua được lấy từ các loại như: cáy, còng, ba khía, cua bể, cua đồng,… Cua có đầy đủ các dưỡng chất như chất béo, Protein, các loại Vitamin và chất khoáng.
Hàm lượng Protein có trong thịt cua so với những loại cá hoặc thịt là cao hơn nhiều, nhưng lại rất dễ để tiêu hóa. Theo như tôi tìm hiểu qua người chú làm bác sĩ, cứ khoảng 100g thịt cua sẽ có 3,3% lipid, 430mg %P; 12,3 % protid; 4,7 mg % Fe; chứa một lượng các loại Vitamin B1, B2, B6, Cholesterol ở mức giao động từ 30 tới 56 mg/kg. Bên cạnh đó thịt cua còn chứa nhiều kẽm, đồng, Omega3,.. có lợi to lớn cho sức khỏe của gia đình bạn.
Những người không nên ăn cua
Mặc dù cua mang tới nhiều giá trị vô cùng to lớn nhưng không phải ai cũng ăn được nó. Cụ thể trong gia đình tôi, bố chồng tôi là một người không thể ăn được do ông bị bệnh gout. Khi nấu món ăn này, các mẹ hãy chú ý tới một số đối tượng không nên ăn cua như sau:
- Người đang bị bệnh tiêu chảy, hệ tiêu hóa yếu hoặc người đang ốm
- Với những người bị cao huyết áp hoặc tim mạch không nên ăn vì Cholesterol trong gạch cua rất cao.
- Người bị bệnh Gout không nên ăn vì hàm lượng của Sodium và Purines có trong cua.
- Những người bị dị ứng với hải sản hoặc đang bị ốm
Tôi là Hương, hiện tôi đang làm tại công ty Nội thất Đức Khang, tôi hy vọng những thông tin chia sẻ trên của tôi sẽ phần nào giúp đỡ được các mẹ trong việc giải quyết mùi tanh khó chịu của món ăn này.