Phần 2: Những cách đơn giản giảm đường cho con trẻ

 
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để lưu vào danh mục yêu thích.
   

Trong phần 2 này bài viết sẽ đưa ra những lời khuyên cụ thể cho việc giảm bớt lượng đường mà trẻ thu nạp vào cơ thể để phòng tránh bệnh tật.

Tiếp theo phần 1, Trẻ nên ăn bao nhiêu đường là đủ? Bếp Gia Đình tiếp tục gửi đến phụ huynh những lời khuyên, con số giới hạn lượng đường mà trẻ nên tiêu thụ. Bên cạnh đó là những gợi ý để chúng ta có thể giúp trẻ giảm bớt việc tiêu thụ những thực phẩm ngọt ngào nhất là trong những ngày nghỉ hè thỏa thích này.

Giam bot do ngot cho tre

Đừng để sự “ngọt ngào” gây hại cho sức khỏe con trẻ

Theo khuyến cáo, trẻ chỉ nên tiêu thụ khoảng 5% lượng đường mỗi ngày. Theo đó liều lượng bạn nên áp dụng sẽ là:

4 muỗng cà phê đường cho trẻ từ 4-6 tuổi

5 muỗng cà phê đường cho trẻ từ 7-10 tuổi

6 muỗng cà phê đường cho trẻ từ 11 tuổi và lớn hơn

Dạy trẻ học cách “né tránh” đồ ngọt

Bánh quy, một số ngũ cốc ăn sáng, nước sốt mì ống, bánh ngọt, sôcôla, bánh kẹo, thức uống có gaz và nước trái cây đóng hộp… đều được coi là nhóm thực phẩm chứa lượng đường cao. Gần một phần tư lượng đường thu nạp vào cơ thể đến từ đồ uống có đường. Bạn nên nhớ rằng một lon nước ngọt có gaz đã chứa khoảng chín muỗng cà phê đường rồi đấy!

Một số người cho rằng hành vi ảnh hưởng đến chế độ ăn uống của trẻ em và chúng sẽ trở nên hiếu động hơn khi thu nạp đường. Nhưng, điều đáng nói là đường lại khiến khả năng tập trung học tập của chúng bị giảm sút. Tuy đến nay chưa có nghiên cứu nào đưa ra kết luận chính xác về điều này nhưng chính những bậc phụ lại cho rằng đường đã mang đến nhiều tác hại cho hành vi của con em họ. Thực tế nhiều người chỉ biết đến tác hại của đường là gây sâu răng mà không nghĩ rằng đường còn gây nên nhiều vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng hơn thế nữa như mắc bệnh béo phì, tiểu đường…

Do ngot nguy hiem

Đừng để đồ ngọt ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, kích thích chúng ăn nhiều trái cây bằng nhiều cách

6 lời khuyên đơn giản dễ áp dụng để giảm lượng đường cho những đứa con thân yêu của bạn

  1. Nên đọc kỹ nhãn mác sản phẩm trước khi mua, bởi có thể hộp trái cây có thành phần chất xơ cao nhưng lượng đường cũng cao không kém thì bạn nên xem xét lại. Thay vì sử dụng sữa chua có đường, bạn nên lựa chọn sữa chua không đường và kết hợp cùng trái cây.
  2. Thay thế bánh ngọt, bánh quy hoặc kẹo… bằng các loại hạt không ướp muối, bánh mì que, trái cây và rau quế, yến mạch hoặc bánh gạo với một lượng nhỏ bơ đậu phộng, chuối, phô mai… Không tích trữ đồ ăn vặt, bánh kẹo, chocolate… trong tủ lạnh hoặc nơi trẻ có thể dễ dàng với lấy.
  3. Thay vì đồ uống có gas, thử kết hợp nước cùng một lượng nhỏ nước ép trái cây không đường. Hãy thay thế bằng sữa đông lạnh; hoặc bạn có thể kết hợp trái cây, đá và sữa thành một món ăn lành mạnh, bổ dưỡng cho trẻ.
  4. Khuyến khích trẻ tham gia nấu ăn cùng bạn, chúng sẽ ăn những món mà chúng đã đóng góp công sức.
  5. Thói quen của trẻ nhỏ ảnh hưởng rất nhiều từ một hình mẫu thân quyến như ông bà, cha mẹ hay anh chị em của chúng. Do đó, bạn nên duy trì một chế độ ăn uống khỏe mạnh, cân bằng thì chúng cũng sẽ noi theo.
  6. Nên khuyến khích những trẻ ăn nhiều trái cây và rau quả, gia tăng chất xơ từ bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt bằng cách tận thưởng cho chúng. Hoạt động thể thao, vận động cũng là chìa khóa để có một cơ thể khỏe mạnh, giảm bớt thói quen ăn đồ ngọt.

Hoàng Bách (theo BBC.com)

 

Đăng lúc:
19 món ăn Điểm tích lũy: 71