marry.vn dekor.vn baby.marry.vn

Search form

Đăng nhập  hoặc  Đăng ký thành viên

Bếp gia đình

Cách làm mát ngôi nhà xinh ngày hè

lority
Đầu bếp: lority

Nấu ăn giỏi

Ăn ngon - ngủ tốt - là tiên!!!

lority đã gửi 13 công thức món ăn & 17 bài blog

bạn đã thêm 0 công thức món ăn vào sổ tay

 

Vào mùa hè, căn nhà sẽ cần một số những thay đổi nhất định để có thể phục vụ tốt hơn cho cuộc sống của gia đình bạn, vậy đâu là những thứ cần thay đổi?

 1. Lắp đặt hệ thống làm mát bằng hơi nước
Bạn có thể sử dụng máy phun sương cho ngôi nhà của mình để tiết kiệm năng lượng. Có khá nhiều loại máy cho bạn lựa chọn như loại máy phun sương thông thường hay loại máy được thiết kế theo kiểu quạt phun sương.

Loại máy này có thể tiết kiệm hơn 75% điện năng so với máy điều hòa nhiệt độ nhưng hiệu quả làm mát thì không hề thua kém. Đặc biệt đối với những vùng có khí hậu khô thì quạt phun sương là lựa chọn đáng quan tâm nhất vì nó còn giúp tăng cường độ ẩm và mang lại cảm giác dễ chịu hơn.

2. Mát mẻ từ cây xanh

Một vài chậu cây xanh tươi tốt được đem vào trong không gian sống không đơn giản chỉ là giải pháp trang trí hữu hiệu mà nó còn góp phần làm tăng độ ẩm trong nhà, xua bớt đi sự oi bức.
Mặc dù không phải là giải pháp tức thời và đem lại hiệu quả trước mắt cho việc làm mát nhưng trồng một vài cây xanh rụng lá theo mùa ở phía nam hay phía tây của ngôi nhà sẽ giúp cho bạn có một giải pháp điều hòa không khí lâu dài bởi vì vào mùa thu và sang đông cây rụng lá sẽ dễ dàng cho ánh sáng mặt trời đi qua và làm ấm ngôi nhà, ngược lại mùa hè cành lá xum xuê sẽ ngăn ánh nắng đốt nóng không gian của bạn.

3. Lắp đặt film cách nhiệt cửa sổ
Film cách nhiệt được lắp đặt ở cửa sổ phía nam có thể giảm được tới 99% tia cực tím và 79% lượng nhiệt năng hấp thu qua cửa sổ. Ngoài ra, những tấm film cách nhiệt này còn tránh được các tác động không tốt của ánh sáng mặt trời như làm bạc màu, làm giòn các đồ nội thất trong nhà. Ngày nay có nhiều loại cửa sổ của các nhà sản xuất lớn đã áp dụng công nghệ film cách nhiệt, nếu không bạn có thể dễ dàng dán film cho cửa sổ nhà mình để góp phần làm mát không gian bên trong ngôi nhà.

Chiếc quạt trần cũng là vật dụng bạn nên sắm cho không gian sống của mình bởi tác dụng làm mát khá hiệu quả mà nó mang lại. Khác với quạt bàn, quạt trần không làm mát cục bộ, gió tản sẽ không gây cảm giác mệt mỏi cho người dùng khi sử dụng trong thời gian dài.

4. Thêm hưng phấn cho phòng khách
Ánh nắng trực tiếp có thể làm tăng nhiệt độ của căn phòng lên từ 10 – 20oC. Bạn có thể sử dụng một rèm, mành chắn cửa sổ màu trắng hay sáng màu để che nắng và giúp phản xạ lại ánh nắng mặt trời chiếu vào cửa sổ. Vào những ngày nắng nóng bạn nên đóng kín cửa sổ ở hướng nam và hướng tây, kéo rèm kín cho đến khi tắt nắng để giúp cho ngôi nhà mát hơn.

Bộ sofa êm ái ấm áp của mùa đông cũng sẽ cần một bộ cánh mới cho mùa hè, bạn hãy sử dụng các loại vải bọc bằng chất liệu thoáng mát, mỏng, nhẹ để phù hợp với thời tiết hoặc nếu có điều kiện thì bộ bàn ghế làm bằng gỗ hay mây tre sẽ là lựa chọn lý tưởng cho ngôi nhà vào mùa hè.

Bạn hãy cất những tấm thảm trang trí sàn, đôi chân của bạn cần được thư giãn nhiều hơn khi tiếp xúc trực tiếp với sàn nhà bởi dù chỉ là đặt chân lên những tấm thảm thôi cũng sẽ gây ít nhiều khó chịu.

Gối ôm hay những chiếc gối trang trí trên ghế sofa trong phòng khách cũng là những thứ bạn nên tạm cất đi trong những ngày hè nóng nực bởi sự bừa bộn sẽ chỉ làm tăng thêm cảm giác ngột ngạt mà thôi.

5. Giải nhiệt phòng bếp

Đối với phòng bếp, không gian thường gây ra sự phiền tóai nhiều nhất trong những ngày hè nóng nực cần phải được dọn dẹp gọn gàng và lau chùi thường xuyên. Một phòng bếp thoáng mát, sạch sẽ cũng góp phần hạ nhiệt không nhỏ cho ngôi nhà.

Một cách đơn giản để công việc nấu nướng đỡ vất vả và cũng là cách để tránh làm không gian sống của bạn thêm oi bức trong những ngày nóng nực đó là bạn hãy chuẩn bị thức ăn cho cả ngày từ buổi sáng khi thời tiết vẫn còn đang dễ chịu. Nếu bắt buộc phải đun nấu vì điều kiện thời gian không cho phép, bạn nên sử dụng lò vi sóng hơn là dùng bếp ga hay bếp điện vì lò vi sóng khi hoạt động sinh nhiệt ít hơn

 

 

Các bài liên quan