marry.vn dekor.vn baby.marry.vn

Search form

Đăng nhập  hoặc  Đăng ký thành viên

Bếp gia đình

Khi bé nôn ói

ateamore
Đầu bếp: ateamore

Đầu bếp tài năng

ateamore đã gửi 13 công thức món ăn & 13 bài blog

bạn đã thêm 0 công thức món ăn vào sổ tay


Hầu hết tất cả các bé đều có hiện tượng nôi ói trong khi bú hoặc sau khi bú. Đây là hiện tượng hết sức bình thường các mẹ trớ có lo lắng cho rằng con mình bị bệnh. Với trẻ vẫn ăn ngủ đúng cữ thì đó là hiện tượng sinh lý khi bé lớn dần sẽ hết. Nhưng nếu bé nôn ói nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe thì bạn nên tìm hiểu và theo dõi trẻ để có những cách xử lý giúp bé phục hồi. 

Trẻ sơ sinh

Nôn ói là triệu chứng hay gặp ở trẻ sơ sinh do đặc điểm của bộ phận tiêu hóa chưa hoàn thiện, cơ tâm vị yếu, bao tử còn ở tư thế nằm ngang. Ngoài ra, nôn ói ở trẻ còn xảy ra do bé háu bú, bú không đúng cách, cho bé bú nằm, chế độ ăn của mẹ, còn với trẻ bú bình thì ngậm bình không đúng làm cho bé hít phải nhiều hơi…. Nhưng nếu trẻ vẫn vui chơi, tăng cân đều thì không có gì phải lo lắng. Ban chỉ cần để ý để có được những phát hiện và khắc phục những nguyên nhân trên và khi trẻ lớn hơn hiện tượng nôn ói cũng sẽ giảm dần và mất hẳn.

Ngoài ra, nôn ói còn do nguyên nhân bẩm sinh như teo thực quản, thoát vị thực quản, thực quản ngắn, co thắt bất thường, thực quản đôi. Cũng có hiện tượng nôn ói do tâm lý, khó thở, hội chứng cai nghiện trẻ sơ sinh do mẹ dùng thuốc gây nghiện khi mang thai.

Cách xử lý

Trước hết kiểm tra xem trẻ bú đã đúng chưa. Sau khi bú không nên đặt trẻ nằm ngay, nên bế trẻ ở tư thế thẳng người, dùng tay vuốt nhẹ lưng trẻ để trẻ ợ hơi, hiện tượng ói sẽ giảm hẳn.

Không nên cho trẻ bú nằm vì bú nằm sữa sẽ không xuống được dạ dày mà thường trào ngược lên thực quản, khiến bị bé nôn ói.

Với trẻ bú bình nên đặt đầu vú cao su ở tư thế nghiêng, sao cho sữa ngập vào cổ bình, tránh cho trẻ nuốt phải khí khi bú làm nôn ói.

Kiểm tra sữa để thay đổi loại sữa thích hợp với trẻ vì có một số bé không thể hấp thụ sữa bò cũng sẽ xuất hiện dấu hiệu bị nôn ói. Và cũng nên thay đổi chế độ ăn của mẹ vì rất có thể chế độ dinh dưỡng của mẹ gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho bé.

Nếu trong vòng 1 tháng sau khi chào đời, bé cứ ăn xong là nôn ói thì nên đưa bé đi khám để bác sĩ có thể tìm ra nguyên nhân để có cách xử lý để không làm ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.

Bổ sung thêm nước cho bé vì khi nôn ói bé thường dễ bị mất nước vì vậy sau khi bé đỡ mệt nên cho bé bú thêm một lượng sữa nhỏ.   

Trẻ trên 6 tháng tuổi

Thời kỳ này trẻ đã bước vào giai đoạn ăn dặm nên khi bé bị nôn ói rất có thể do thức ăn chưa được tiêu hóa hoặc trẻ có những bất thường bẩm sinh ở đường tiêu hóa.

Cách xử lý

Sau khi bé nôn ói nên cho trẻ uống một chút nước sôi để nguội và kiểm tra lại thức ăn của trẻ. Chọn lựa những thức phẩm dễ tiêu, chia nhỏ bữa ăn và cho ăn thức ăn mềm, lỏng để bé không bị khó chịu.
Nếu đã thay đổi mà bé vẫn bị tình trạng nôn ói nhiều lần thì nên đưa bé đến bác sĩ.

Ngoài ra, với những trẻ đã lớn (trẻ dưới 6 tuổi) mà thỉnh thoảng xảy ra hiện tượng nôn trớ rất có thể trẻ bị kích thích tâm lý, nhiễm virus, thần kinh có tính di truyền… tốt nhất nên đưa bé đến bác sĩ để có được những lời khuễn tốt nhất.


Bác sĩ – Thạc sĩ Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng Việt Nam)

Các bài liên quan