longcheif
Đầu bếp: longcheif

Học việc

longcheif đã gửi 0 công thức món ăn & 4 bài blog

bạn đã thêm 1 công thức món ăn vào sổ tay

Những nguyên tắc sống còn trong nhà bếp

Để có được một đĩa thực đơn nghi ngút khói, thơm ngon phục vụ thực khách, đặc biệt là những vị khách "sành ăn" khó tính người đầu bếp luôn đóng vai trò như một nhạc trưởng, hòa trộn các gia vị, sử dụng các bí quyết pha chế của mình để hoàn thành màn trình diễn một cách xuất sắc

Các bếp trưởng bật mí. Đừng nghĩ rằng, để nấu một món ăn ngon, bạn chỉ cần cho đúng liều lượng gia vị, đủ mắm, đủ muối thôi là đủ. Hơn hết, bạn cần phải nấu bằng cả trái tim. Đưa cả tình yêu của mình “bày” lên trên đĩa thức ăn, chứ không đơn thuần là làm theo những khuôn mẫu đã định sẵn như một cỗ máy.

“Trước khi tuyển nhân viên, tôi rất khắt khe trong khâu chọn người. Ngoài tay nghề thành thạo, chuyên nghiệp của người đầu bếp,  yêu cầu người đó phải có trái tim yêu nghề tha thiết. Bởi lẽ, chúng ta nấu không phải cho chúng ta ăn mà là nấu cho người khác ăn, vì vậy, cần hiểu họ thích gì, cần gì và có yêu cầu đặc biệt ra sao.

 Mỗi nơi sẽ có những đặc điểm riêng của từng địa phương như người Thái thì thích ăn cay, người Việt Nam thích mùi vị tự nhiên, còn khách Âu thích ăn nhiều sốt hơn thì các bếp trưởng phải hiểu được điều đó

Là một người đầu bếp có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phục vụ bếp ăn tại những khách sạn đẳng cấp 5 sao, thì những Bếp trưởng thường lấy gương của bản thân mình để nhân viên học tập, noi theo. Dạy các “đệ tử” nấu món ăn ngon,  luôn quay clip quá trình thực hiện và treo trên tường ngay trong nhà bếp, bảng quy định rõ liều lượng của từng gia vị, từng loại thức ăn.

Khi đĩa thức ăn hoàn tất, trước khi bê ra cho thực khách, người bếp trưởng luôn cẩn thận nếm thử trước xem đã đạt yêu cầu chưa. Đó chỉ là một trong những bí quyết rất nhỏ trong quá trình làm việc lâu năm của người bếp trưởng

 

Nấu ăn là một nghệ thuật và người đầu bếp chẳng khác nào một nhạc trưởng, để có một thực đơn hoàn hảo cho du khách, người nhạc trưởng ấy phải hiểu sở thích và nhu cầu của khách.

 

“Nhằm mục đích lớn lao nhất là đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) cho thực khách, tôi đặc biệt chú trọng tới khâu vệ sinh cá nhân của nhân viên.

Vệ sinh cá nhân ở đây không đơn giản dừng lại ở những quy định tối thiểu bắt buộc như: Không bao giờ được để rơi tóc trong thức ăn, móng tay không bao giờ để dài, tay không được đeo nhẫn, đeo trang sức, đồng hồ, khi vào bếp nấu ăn không được sử dụng điện thoại gây mất tập trung… Ngoài việc đáp ứng những chuẩn mực của một đầu bếp như trang phục gọn gàng, đầu đội mũ, tay đeo găng, đầu bếp  phải hoàn toàn khỏe mạnh, không bệnh tật, truyền nhiễm.

“Sức khỏe của đầu bếp được quy định khắt khe hơn nhiều . Theo luật của công ty, nhân viên ốm buộc phải nghỉ dưỡng ở nhà.

“Chúng tôi phòng ngừa tất cả dịch bệnh ngay từ ngoài cửa, thực hiện theo nguyên tắc: Không mang mầm bệnh vào trong công ty, vì thế vấn đề VSATTP được đảm bảo tuyệt đối

Chúng tôi tới công ty vào lúc rạng sáng, chứng kiến khâu giao nhận hàng và sắp xếp hàng vào kho của các nhân viên bếp ăn tại đây mới hiểu rằng: Để đảm bảo sức khỏe và sự an toàn cho du khách, khâu vệ sinh đồ ăn, thức uống luôn được chọn lọc và bảo quản cẩn thận tới mức độ như thế nào.

 

Nguồn thức ăn luôn phải tươi sống, đảm bảo vệ sinh và "mùa nào thức ấy".


Ngoài việc chọn những nhà cung cấp danh tiếng và chất lượng, thực phẩm được kiểm dịch, có giấy chứng nhận VSATTP được Bộ Y tế cấp, cách thức vận chuyển hàng cũng có những yêu cầu nhất định. Bởi lẽ dù thịt gà có ngon, rau củ quả có tươi, mới... nhưng nếu không bảo quản đúng cách trong quá trình vận chuyển, vô hình chung, hàng tốt sẽ trở thành hàng kém chất lượng.

Vì vậy, “chúng tôi yêu cầu họ đều phải có những thùng lạnh để bảo quản thực phẩm của mình. Đặc biệt, nhân viên khi sắp xếp hàng, họ phải biết sắp xếp, phân loại thế nào theo đúng chủng loại”

 Thực phẩm tươi thường sử dụng theo mùa, mùa nào thức ấy. Với mỗi loại thịt, cá, trứng,… cần phải để riêng biệt theo đúng nhiệt độ cho phép trong kho hàng của khách sạn như nhiệt độ cho cá là dưới 5 độ C, thịt phải bỏ trong container riêng biệt, còn rau, củ, quả chỉ để ở phòng mát.

Thậm chí, ngay cả những vật dụng hàng ngày cũng được quy định rõ ràng theo từng mục đích sử dụng để đảm bảo đồ ăn, thức uống không bị biến đổi màu sắc và biến đổi gia vị. Ví dụ như: Thớt đỏ chỉ dùng cho thịt bò, thớt xanh cho rau củ quả, thớt trắng cho đồ nguội...

Thêm nữa, nhân viên làm ở phòng ăn nào thì luôn phải giữ nguyên ở vị trí đó. “Tại công ty của chúng tôi, không bao giờ cho phép những ai tiếp xúc với thức ăn sống lại chạy sang làm việc ở nơi chuyên chế biến salad hoặc chuyên nấu những món ăn chín, những người ở khu vực nóng thì không được di chuyển sang khu vực lạnh”

 

Bát đĩa được rửa bằng máy rửa bát, nước ở nhiệt độ sôi cao và trải qua 5 bước tẩy rửa "siêu sạch".

 


Ngoài ra, chỉ cần mục kích quy trình rửa bát “siêu sạch” của hệ thống nhà hàng cũng dễ thấy khâu vệ sinh được chú ý tỉ mỉ, chi tiết tới mức độ nào. Không đơn giản chỉ là rửa và tráng sạch như quy trình rửa bát thông thường, những bát đũa thức ăn đều được rửa sạch bằng máy rửa bát và sử dụng nước rửa nhập từ nước ngoài.

“Với chiếc máy rửa hiện đại và thông minh này, bát đĩa luôn được rửa ở nhiệt độ cao, nước rất nóng và rất sôi nên vì thế, diệt khuẩn vi trùng một cách hiệu quả nhất. Nếu rửa bát đũa bằng mắt thường, nước rửa chén thông thường, người làm có thể mắc sai sót chứ sử dụng bằng máy thì chúng tôi hoàn toàn yên tâm về chất lượng. 5 bước của quy trình rửa bát siêu sạch luôn được thực hiện: Ban đầu là quét sạch những cặn bẩn, thức ăn dư thừa trên bát đĩa, sau đó, rửa qua một lượt, rồi rửa kỹ, tiếp đó là rửa tráng và cuối cùng hoàn tất với bước sấy khô. Nhà ăn, bếp ăn, bát đũa luôn được vệ sinh và sấy khô sạch sẽ ngay sau khi phục vụ khách”  

 

Các bài liên quan

Có 1 bài bình luận. Bạn có muốn tham gia không?

  • bepgiadinh

    bepgiadinh

    12:02 22/08/2012

    Bài chia sẻ thật ha. Cảm ơn anh!

Lần đầu ghé Bếp?

Đăng ký thành viên ngay hôm nay để chia sẻ món ăn và xuất hiện trên tạp chí BGĐ Close