đám cưới, ảnh cưới, áo cưới trang trí nhà, gia đình, sức khỏe, làm đẹp nuôi dạy, chăm sóc con yêu, trẻ

Search form

Đăng nhập  hoặc  Đăng ký thành viên

Bếp gia đình

XiaoMei
Đầu bếp: XiaoMei

Nấu ăn giỏi

XiaoMei đã gửi 5 công thức món ăn & 7 bài blog

bạn đã thêm 9 công thức món ăn vào sổ tay

 

Với đồ gia dụng này bạn có thể yên tâm khi sắc thuốc, không sợ bị cháy hay trào thuốc như các loại ấm sắc thuốc bằng đất truyền thống. Hiện trên thị trường có nhiều loại ấm sắc thuốc điện, nhưng thông dụng nhất là hai loại dưới đây.

 
Loại thứ nhất có một bình bằng sứ có tráng men, trông giống như những bình trà lớn. Phía dưới đáy bình có mâm nhiệt nhỏ và cao từ 5 đến 8 phân. Mâm nhiệt được làm nóng bằng dây điện trở và được điều khiển bằng rơ le nhiệt. Khi nấu, đèn đỏ sẽ báo và sau khi nước sắc thuốc cạn dần, mâm nhiệt sẽ ngắt và chuyển qua chế độ hâm. Loại này có công suất khoảng 300W và hâm khoảng 80W.
Mâm nhiệt có loại bằng nhôm phủ lớp chống dính, có loại bằng inox; nhưng đối với loại tráng lớp không dính thì cần chùi rửa cẩn thận, nếu không thì sau một vài lần lớp không dính sẽ tróc ra.
Lựa chọn và lưu ý khi sử dụng ấm sắc thuốc 1
 
Người ta thường nói loại ấm sắc thuốc này sắc thuốc đến còn một chén là tự ngắt, nhưng trên thực tế không phải vậy. Tùy lượng nước ta bỏ vào, nó cứ nấu sôi liên tục cho đến khi nước cạn xuống và khi nước cạn đến mâm nhiệt thì nó sẽ ngắt điện. Việc này còn tùy thuộc vào mâm nhiệt và tùy vào rơ le nhiệt có chính xác hay không, cho nên cần thiết phải nấu thử để xác định đặc tính của siêu điện.
Loại ấm sắc thuốc này còn có thêm hai phụ kiện, đó là vòng cô đặc. Công dụng của vòng sắc này là khi cần phải sắc thuốc cạn hơn, cô đặc hơn thì ta bỏ vòng sắc này vào mâm nhiệt, khi đó thuốc sẽ đặc hơn thì mới chuyển qua hâm. Phụ kiện thứ hai là chén chưng cách thủy.
 
Loại ấm sắc thuốc có bộ định giờ có cấu tạo cũng giống như ấm thường có phủ chất chống dính. Nó điều khiển nấu bằng bộ định giờ phía bên ngoài. Bộ định giờ này rất tiện lợi, có thể đặt giờ nấu trong bao lâu rồi ngắt.
Ấm sắc thuốc điện có thời gian nấu khá chính xác, nhưng ta phải biết công thức và thời gian nấu cho từng loại thuốc. Vì thế, tùy loại thuốc, tùy cách pha chế, lượng nước bỏ vào mà ta định thời gian, cho nên cần phải nấu thử nếu ta không biết được thời gian sắc thuốc. Thông thường, loại này 3 chén sắc trong một giờ thì còn lại 1 chén nhưng cũng còn tùy, ta có thể canh theo đó mà gia giảm thời gian.
Lựa chọn và lưu ý khi sử dụng ấm sắc thuốc 2
Một số lưu ý khi sử dụng siêu sắc thuốc
Tùy loại ấm sắc thuốc mà có các chỉ dẫn khác nhau, tuy nhiên phải lưu ý các điểm sau:
- Trước tiên phải cho vật liệu, thuốc hoặc thực phẩm, và nước vào rồi mới cắm điện.
- Những loại thuốc hoặc thực phẩm, nước bỏ vào trong siêu không được quá 2/3 siêu.
- Ấm làm bằng sành nên tránh va chạm mạnh và không được cắm điện khi không có thuốc và nước, vì nhiệt độ sẽ làm hư bình.
- Luôn luôn cho nước ngập mâm nhiệt mới nấu. Thông thường bỏ thuốc và cho vào khoảng 3 chén nước sắc trong một giờ sẽ còn lại 1 chén. Nếu sắc thuốc lần thứ hai cũng làm như vậy, nhưng phải cách lần đầu ít nhất là 20 phút. Trong trường hợp sắc thuốc cho trẻ em, cũng không sắc ít nước được, mà phải sắc loãng hơn vì nước thuốc luôn ngập mâm nhiệt.
- Sau khi nấu, sắc nên để cho siêu nguội tự nhiên, không đổ nước lạnh vào làm nguội dễ gây nứt bể.
- Trường hợp có đóng cặn, chỉ việc ngâm bằng nước ấm hoặc xà phòng ấm và dùng giẻ mềm để lau chùi. Không chùi rửa bằng vật cứng, đá mài, giấy nhám làm xước lớp men.
- Không ngâm ấm sắc thuốc vào trong nước.
 
Chúc bạn lựa chọn và sử dụng ấm sắc thuốc hiệu quả nhất!
 

Các bài liên quan