Bánh ú Bá Trạng đón tết Đoan Ngọ 3 Số điểm mỗi món ăn đạt khi được thành viên tạo ra, bình luận, yêu thích, chia sẻ.
- 30/05/2013 06:38 - 45134 lượt xem
- Thích | 0 yêu thích
- Chia sẻ
- 0 bình luận
- trên 1 tiếng
- Hơi cầu kỳ
Nguyên liệu
Cho phần nếp: | ||
1 kg nếp | ||
1 muỗng canh muối | ||
½ muỗng café đường | ||
60ml dầu | ||
Cho phần nhân: | ||
300g đậu xanh đã đãi vỏ | ||
½ kg thịt ba rọi | ||
2 muỗng canh nước tương | ||
¾ muỗng café ngũ vị hương | ||
1 nhúm tiêu | ||
12 lòng đỏ trứng muối | ||
24 tai nấm đông cô khô | ||
50g tôm khô (khoảng 48 con) | ||
50-100g đậu phộng | ||
Cho phần lá gói: Lá tre khô (2 xấp) và Dây lát (hoặc dây chuối) để buộc bánh |
Sắp đến Tết Đoan Ngọ, thay vì gói bánh ú nước tro, mình chia sẻ cánh gói bánh bá trạng kiểu người Hoa, dạng như bánh ú, nhưng lại có nhân mặn là lạ.
Các bước thực hiện
-
1
Chuẩn bị nếp:Ngâm nếp qua đêm (hoặc ít nhất ngâm 3 giờ). Xả sạch, vớt ráo. Sau đó trộn dầu, muối và đường vào.Để nếp dễ gói hơn, thì đun nóng dầu, cho nếp, muối, đường vào đảo đều để nếp ra nhựa, hơi kết dính.Chuẩn bị đậu:Ngâm đậu qua đêm hoặc ít nhất ngâm 4 giờ. Xả sạch, vớt ráo.Trộn đậu với 1 muỗng café muối, ½ muỗng canh đường. Ướp đậu ít nhất 1 giờ.Chuẩn bị thịt:Ba rọi cắt miếng vừa ăn, cắt thành 24 miếng, ướp với ½ muỗng canh muối, 1 muỗng canh đường, 2 muỗng canh nước tương, ¾ muỗng café ngũ vị hương, 1 nhúm tiêu. Trộn đều, đậy lại, cho vào tủ lạnh 2-3 ngày cho thịt ngấm hoặc ít nhất là ướp thịt qua đêm.
-
2
Chuẩn bị các phần khác của nhân:Tôm khô ngâm mềm,Đậu phộng nấu vừa mềm, vớt ráo.Nấm đông cô ngâm mềm, có thể chia đôi nếu nấm lớn.Trứng muối chia đôi thì được 24 phần
Xào nhân: Cho 2 muỗng canh dầu vào chảo, xào tôm khô, nấm đông cô, đậu, nêm ½ muỗng canh đường, 1 muỗng café muối, 1 muỗng canh nước tương, chút tiêu. -
3
Chuẩn bị lá:Lá tre, dây lát rửa sạch.Đun sôi nước, cho lá tre và dây lát vào trụng sơ cho héo để dễ gói, lá không bị giòn vỡ.
-
4
Gói bánh:Đặt tất cả các phần đã chuẩn bị gần nhau.Xếp lá:Đặt 2 lá tre chồng lên nhau theo chiều dài, so le (1)Gấp lá thành hình phễu (2,3,4)Đặt thêm 1 lá nhỏ vào (5,6) để tăng chiều cao cho phễu và lá được dày không bị bung khi gói và nấu
-
5
Gói bánh:Cho nguyên liệu vào lá:Cho 1-1,5 muỗng canh nếp vào đáy phễu, dùng muỗng ép cho nếp trải mỏng ra (7)Cho1-2 muỗng café đậu xanh vào, rải mỏng (8)Cho 1 miếng thịt, 1 tai nấm đông cô, ½ lòng đỏ trứng muối, 2 con tôm khô, vài hạt đậu phộng lên trên đậu (9)Rắc thêm 1 muỗng café đậu xanh (10)Thêm 1-1,5 muỗng canh nếp lên trên (11)Dùng phần là dài, ém nhẹ cho các nguyên liêu dẽ xuống và đáy phẳng (12), rồi để thẳng trở lại. -
6
Gấp 2 mép (ở 2 bên phần lá dài) để tạo 2 cạnh (13), dùng tay giữ 2 cạnh này (14)Gấp phần lá dài vào (như vậy ta được phần đáy bánh hình tam giác và bánh có dạng chóp nón (15)Ép sát 2 phần lá dư ở đáy vào cạnh bên (16).Phần lá dài còn dư bẻ gấp qua một mặt (17,18)
-
7
Cột dây nhiều vòng quanh các mặt chóp nón, gút lại (19, 20,21,22,23,24)
-
8
Làm lần lượt hết nguyên liệu. Được chừng 24 bánh.
Nấu bánh:Cho bánh vào nồi, đổ ngập nước, dùng vật nặng (ở đây mình dùng một đĩa sứ) đè lên để bánh được ngập trong nước. Đậy nắp, đun sôi lên thì nấu thêm 2 giờ trong nước sôi cho bánh chín. Vớt bánh ra khỏi nồi, treo lên cho bánh thật ráo (ít nhất 1-2 giờ)
-
9
Bánh để được 2 ngày bên ngoài, nếu cho vào tủ lạnh có thể để 5 ngày. Cho vào ngăn đông có thể trữ đến 2 tuần, sau đó cho vào lò vi sóng hâm lại.
-
10
Tuy chuẩn bị nhiều công đoạn, nhưng cảm giác cả nhà quây quần cùng gói bánh, chuyện trò rất vui. Bánh nhân mặn dẻo thơm dâng hương cúng ông bà hoặc làm quà biếu cũng rất đặc biệt đấy.
Chúc các bạn có những chiếc bánh xinh xắn, thơm ngon đón Tết Đoan Ngọ.