Bếp gia đình

Cơm ngon, nồi bền

camtu's picture
Đầu bếp: camtu

Chuyên gia nấu ăn

Các bạn ới ời, khi sử dụng BGĐ nếu có trục trặc gì thì liên hệ...

camtu đã gửi 67 công thức món ăn & 46 bài blog

bạn đã thêm 10 công thức món ăn vào sổ tay

Nồi cơm điện

Để có những chén cơm dẻo thơm mà lại không mất nhiều thời
gian cho việc nấu nướng thì chiếc nồi cơm điện đã trở thành “trợ thủ” đắc lực
của các bà nội trợ. Nhưng không chỉ có việc vo gạo rồi bỏ vô nồi là xong. Ngoài
việc vệ sinh thường xuyên, bạn cũng nên nắm sơ qua cách sử dụng nồi cơm
điện  không chỉ cho bạn những chén cơm
ngon mà nhìn lúc nào cũng như mới và đảm bảo an toàn..

Sử dụng nồi cơm điện

- Không nên vo gạo trực tiếp trong nồi vì nó có thể là, xước
lớp chống dính bên trong, hoặc làm méo nồi da va chạm. Khi đó, khả năng tiếp
xúc giữa nồi với mâm phát nhiệt không tốt, dẫn đến tình trạng cơm chín không
đều hoặc dễ bị cháy khét.

- Lau khô xung quanh bên ngoài nồi trước khi cho gạo vào nồi
to để giữ sạch đĩa nhiệt và bộ cảm ứng nhiệt, đồng thời tránh tiếng kêu “lộp
bộp” khi cấp nhiệt cũng như cháy khét khi có vật lạ rơi vào mâm nhiệt.

- Và một điều hết sức lưu ý khi cho xoong nấu vào nồi cơm
phải dùng hai tay đặt vào. Nếu dùng một tay có thể làm hỏng rơ-le chính của nồi
vì thiết kế đáy nồi hơi lõm nên việc đặt bằng một tay dễ khiến rơ-le tiếp xúc
không khí dẫn đến cơm chín không đều.

Khi đặt xoong nấu vào nồ ngay ngắn, nên xoay nửa vòng qua
trái hoặc phải để rơ-le tiếp xúc đều với đáy nồi, khi đó cơm nấu không bị sống.

- Không nên cắm cơm sớm quá rồi để cơm hâm liên tục trong
nồi làm giảm tuổi thọ của thanh nam châm bên trong khiến ro-le tắt bật không
chính xác và như vậy rất có thể cơm bị sống hoặc khét.

- Không được dùng xoong nấu 
nấu trực tiếp trên thiết bị nhiệt khác điều đó làm cho nồi dễ biến dạng.

- Nồi cơm điện thường không tạo cháy nhưng nhiều người sử
dụng lại chọn việc bật nút “cook” nhiều lần để có cháy. Chính việc làm này cũng
góp phần làm giảm tuổi thọ của nồi, nguyên nhân là hoạt động của nam châm vĩnh
cửu ở nâm điện khiến rơ-le bật tắt không chính xác và cơm dễ bị sống hoặc quá
“lửa”.

Nấu cơm ngon


- Sau khi cho gạo vào nồi, dùng tay dàn đều mặt gạo để cơm
được chín đều.

- Khi nấu hạn chế mở nắp mở nhiều sẽ bị tỏa nhiệt làm cơm
thiếu hơi không chín nục.

- Muốn cơm tơi và chín đều phải để ý khi nồi chuyển sang chế
độ giữ ấm, hãy nhanh tay xới đều cơm lên.

- Thời gian giữ ấm không được kéo dài quá 12 giờ, để lâu cơm
sẽ bị biến màu và giảm vị thơm ngon.

Vệ sinh nồi

 - Khi vệ sinh nồi
dùng khăn mềm thấm nước lau phần thân nồi không được vệ sinh trực tiếp bằng nước,
tránh làm hỏng các bộ phận cách điện gây nguy hiểm.

- Lấy xoong nấu ra khỏi nồi cơm, ngâm rửa sạch, úp lên giá
cho khô hoặc dùng khăn mềm lau khô. Không dùng các cọ rửa cứng nháp để cọ rửa
lòng xoong nấu nhằm tránh làm hỏng lớp chống dinh bên trong lòng nồi.

- Thường xuyên tháo hộp chứa nước ra và đổ nước bên trong và
cọ rửa sạch, sau đó lắp lại giá đỡ hộp chứa nước.

- Dùng vải mềm giấm nước lai sạch nắm cụm thoát hơi, thân
cụm thoát hơi để nồi được thoáng, tránh cơm bị thiu.

- Trước khi cho xoong nấu vào nồi, dùng khăn lau quanh mâm
nhiệt để hạ chế cơm và vật thể lạ rơi giữ cho bề mặt tiếp xúc của mâm phát
nhiệt và lòng nồi được tốt.

Sử dụng an toàn

- Dù đang sử dụng hay tạm thời không sử dụng cũng nên để nồi
cơm ở những nơi thông thoáng, khô ráo và trên bề mặt phẳng. Không được đặt gần
các dụng cụ phát nhiệt khác vì rất có thể đó là nguyên nhân làm hỏng nồi, phát
sinh sự cố khác.

- Khi cơm đang nấu, cụm thoát hơi rất nóng, vì vậy không để
tay hay tiếp xúc trực tiếp với lỗ thoát hơi nhằm tránh trường hợp bị phỏng.

- Phích cắm nồi cơm phải được cắm thật khớp và chắc chắn,
nếu phích cắm tiếp xúc không tốt dẫn đến phích cắm bị cháy, chập. Khi cắm cơm
không sử dụng chung phích cắm với những đồ gia dụng khác vì điện áp có thể tăng
giảm thất thường dẫn đến việc chập cháy thiết bị điện.

- Khi không sử dụng nồi nhớ phải rút dây nguồn khỏi ổ cắm
nguồn.

 (Mai Phương)

Các bài liên quan