- 04/03/2011 21:39 - 4135 lượt xem
- Thích | 0 yêu thích
- Chia sẻ
- 0 bình luận

Những trái me chín có vị chua chua ngọt là món khoái khẩu của rất nhiều người. Thịt me chứa nhiều dinh dưỡng và là lọai trái có tính nhuận tràng tốt để bạn sử dụng khi “lỡ” ăn quá nhiều!
Ứng dụng rộng rãi trong đời sống
Me có tên khoa học là Tamarindus indica, thuộc lòai cây thân gỗ, lá có dạng kép. Trái me khi còn sống có màu xanh, vị chua chua đến khi gần chín thì chuyển sang mà nâu, xám, mang vị chua chua ngọt ngọt. Cùi thịt của trái me chín được sử dụng nhiều trong đời sống ngày, phổ biến nhất là dùng làm gia vị ( nước chấm); chế biến món ăn; làm mức; thức uống giải khát; kẹo, bánh ( trong công nghiệp thực phẩm)… Hiện nay, me mọc nhiều nhất là ở khu vực Ấn Độ và Đông Nam Á.
Thức uống giải nhiệt, tăng sức đề kháng
Theo Đông y, me có vị chua, mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát. Vitamin B, C trong trái me dồi dào giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, xua tan cơn mệt mỏi. Ngòai ra, me còn có tác dụng chữa sốt cao, tiểu rắt, tiểu buốt hữu ích. Giảm sốt: lấy thịt me hòa với nước sôi, để sau 1 giờ đồng hồ, pha chút mật ong rồi uống để hạ nhiệt cơ thể. Đối với người Việt, trái me rất đổi quen thuộc trong đời sống hàng ngày, me được thường được dùng nấu canh chua, làm mức hoặc dùng làm thức uống giải khát trong mùa nắng nóng.
Chữa nôn nghén cho thai phụ
Trái me chứa nhiều vitamin và các chất khóang, axít, có tác dụng kích thích tiêu hóa, cải thiện tình trạng biếng ăn, buồn nôn. Đối với bà bầu, me cũng là vị thuốc giúp cải thiện nôn nghén, tăng sức đề kháng, giảm bớt mệt mỏi. Phụ nữ trong thời kỳ đâu mang thai nếu bị nôn ọe có thể dùng trái me tươi, cạo sạch vỏ rồi nấu với nước uống giúp hạn chế nôn ọe. Trái me ngoài phần thịt chua, lá và hoa cũng được dùng làm thuốc ( trong Đông Y) để chữa đau khớp, sưng… Phần lá me còn được dùng để nấu canh chua, là món ăn ngon ưa thích của người miền Nam – Việt Nam. Vị chua của me vừa thơm lại kích thích vị giác khi ăn, giúp ăn ngon miệng hơn.
Xem món ăn chế biến từ trái me tại đây
Ứng dụng rộng rãi trong đời sống
Me có tên khoa học là Tamarindus indica, thuộc lòai cây thân gỗ, lá có dạng kép. Trái me khi còn sống có màu xanh, vị chua chua đến khi gần chín thì chuyển sang mà nâu, xám, mang vị chua chua ngọt ngọt. Cùi thịt của trái me chín được sử dụng nhiều trong đời sống ngày, phổ biến nhất là dùng làm gia vị ( nước chấm); chế biến món ăn; làm mức; thức uống giải khát; kẹo, bánh ( trong công nghiệp thực phẩm)… Hiện nay, me mọc nhiều nhất là ở khu vực Ấn Độ và Đông Nam Á.
Thức uống giải nhiệt, tăng sức đề kháng
Theo Đông y, me có vị chua, mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát. Vitamin B, C trong trái me dồi dào giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, xua tan cơn mệt mỏi. Ngòai ra, me còn có tác dụng chữa sốt cao, tiểu rắt, tiểu buốt hữu ích. Giảm sốt: lấy thịt me hòa với nước sôi, để sau 1 giờ đồng hồ, pha chút mật ong rồi uống để hạ nhiệt cơ thể. Đối với người Việt, trái me rất đổi quen thuộc trong đời sống hàng ngày, me được thường được dùng nấu canh chua, làm mức hoặc dùng làm thức uống giải khát trong mùa nắng nóng.
Chữa nôn nghén cho thai phụ
Trái me chứa nhiều vitamin và các chất khóang, axít, có tác dụng kích thích tiêu hóa, cải thiện tình trạng biếng ăn, buồn nôn. Đối với bà bầu, me cũng là vị thuốc giúp cải thiện nôn nghén, tăng sức đề kháng, giảm bớt mệt mỏi. Phụ nữ trong thời kỳ đâu mang thai nếu bị nôn ọe có thể dùng trái me tươi, cạo sạch vỏ rồi nấu với nước uống giúp hạn chế nôn ọe. Trái me ngoài phần thịt chua, lá và hoa cũng được dùng làm thuốc ( trong Đông Y) để chữa đau khớp, sưng… Phần lá me còn được dùng để nấu canh chua, là món ăn ngon ưa thích của người miền Nam – Việt Nam. Vị chua của me vừa thơm lại kích thích vị giác khi ăn, giúp ăn ngon miệng hơn.
Xem món ăn chế biến từ trái me tại đây