đám cưới, ảnh cưới, áo cưới trang trí nhà, gia đình, sức khỏe, làm đẹp nuôi dạy, chăm sóc con yêu, trẻ

Search form

hot deal - voucher - khuyến mãi Đăng nhập  hoặc  Đăng ký thành viên

Bếp gia đình

giadinhvaobep
Đầu bếp: giadinhvaobep

Học việc

giadinhvaobep đã gửi 0 công thức món ăn & 1 bài blog

bạn đã thêm 0 công thức món ăn vào sổ tay

Bột ngọt và những sai lầm thường gặp

 

Được phát minh vào năm 1908, trải qua hơn 100 năm, bột ngọt đã trở thành gia vị phổ biến và được sử dụng tại hơn 130 quốc gia trên toàn thế giới. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những quan điểm sai lầm về cách thức sử dụng cũng như tính an toàn của gia vị này. Thạc sỹ - Bác sỹ Lưu Thị Mỹ Thục, Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Trung ương đã có những chia sẻ về những sai lầm nhiều người vẫn thường hay mắc phải.

Bột ngọt ảnh hưởng đến sức khỏe?

SAI: Theo kết quả nghiên cứu trong nhiều năm của các tổ chức chuyên sâu về y tế và sức khỏe trên thế giới như WHO (Tổ chức Y tế Thế giới), US FDA (Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ), EC/SCF (Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Châu Âu) thì bột ngọt là an toàn khi được sử dụng dưới dạng gia vị trong chế biến món ăn. Tại Việt Nam, bột ngọt được xếp vào danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm của Bộ Y tế.

Bột ngọt có hại khi nấu ở nhiệt độ cao?

SAI: Nhiệt độ đun nấu thông thường nằm trong khoảng từ 100 đến 200oC: các món ăn dùng nhiều nước như canh, súp…có nhiệt độ dao động từ 130 – 135oC; các món chiên, rán dùng dầu thực vật có nhiệt độ trong khoảng 175 - 199oC. Một vài món ăn đặc biệt nhiệt độ có thể cao hơn, nhưng cũng không vượt quá 2600C.

Trong khoảng nhiệt độ nấu ăn thông thường này, các nhà khoa học nghiên cứu cho thấy bột ngọt hoàn toàn không bị biến đổi thành những thành phần không tốt cho sức khỏe con người. Chỉ khi đưa nhiệt độ lên mức trên 300oC, bột ngọt mới bị biến đổi thành một vài thành phần khác không có vị ngọt nữa và có thể không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, ở nhiệt độ cao như vậy, bản thân những thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm như chất đạm, chất đường…cũng bị cháy và biến đổi thành thành các chất độc hại.

Bột ngọt là tác nhân gây dị ứng, khó chịu?

SAI: Các triệu chứng khó chịu gặp phải sau khi ăn các món ăn của Trung Quốc như mệt mỏi, khó thở, mỏi gáy… là những lo ngại thường gặp của người tiêu dùng liên quan đến bột ngọt. Tuy nhiên, khi được kiểm chứng bằng những nghiên cứu khoa học nghiêm túc, chính xác trên người, bột ngọt được kết luận không phải là nguyên nhân liên quan đến những vấn đề sức khỏe trên. Bên cạnh đó, theo Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex) thì bột ngọt không nằm trong danh sách những thành phần thực phẩm gây dị ứng.

Không thể sử dụng bột ngọt cho trẻ em?

SAI: Liên quan đến khía cạnh sử dụng bột ngọt cho trẻ em, dựa vào những tài liệu khoa học mới nhất và đáng tin cậy, Ủy ban các Chuyên gia về Phụ gia Thực phẩm của Tổ chức Y tế Thế giới và Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (JECFA) đã đưa ra kết luận “quá trình chuyển hóa bột ngọt trong cơ thể trẻ em và người lớn là như nhau và không có bất kỳ mối nguy nào trên trẻ em được chỉ ra”.  Bên cạnh đó, các nghiên cứu toàn diện trên trẻ em từ giai đoạn bào thai, giai đoạn trẻ bú mẹ và sau bú mẹ cho thấy bột ngọt không thể hiện ảnh hưởng tiêu cực nào tới sức khỏe của trẻ.

Bột ngọt là thành phần dinh dưỡng?

SAI: Bột ngọt là một loại gia vị nên chỉ có vai trò làm tăng thêm vị ngon cho món ăn, chứ không cung cấp chất dinh dưỡng. Các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như chất đạm, đường, chất béo, vitamin, khoáng chất…cần được cung cấp từ các nguồn thực phẩm thịt, cá, rau, củ, quả… Không nên xem bột ngọt là 1 chất dinh dưỡng thay thế chất đạm cần thiết hàng ngày.

Bí quyết sử dụng bột ngọt hiệu quả

Với các món chiên: Nên ướp bột ngọt trước 15 phút để bột ngọt thấm sâu vào thực phẩm

Với các món dùng nhiều nước: Quá trình sôi làm bay hơi nước, vì vậy nên nêm bột ngọt vào trước lúc bắc ra để tránh cho món ăn bị mặn và cho hiệu quả tạo vị cao nhất

Theo Báo Tiếp Thị & Gia Đình

Các bài liên quan