đám cưới, ảnh cưới, áo cưới trang trí nhà, gia đình, sức khỏe, làm đẹp nuôi dạy, chăm sóc con yêu, trẻ

Search form

hot deal - voucher - khuyến mãi Đăng nhập  hoặc  Đăng ký thành viên

Bếp gia đình

phanhaanh
Đầu bếp: phanhaanh

Chuyên gia nấu ăn

phanhaanh đã gửi 47 công thức món ăn & 27 bài blog

bạn đã thêm 4 công thức món ăn vào sổ tay

Các bệnh thường gặp ở trẻ em, triệu chứng và cách phòng chống.
 
Một số kinh nghiệm và tình huống mình đã thực sự trải qua, hy vọng giúp ích được các mẹ đang có con nhỏ.
Các triệu  chứng khi trẻ bị ốm:
-                    Khóc nhiều hơn bình thường.
-                    Nguyên nhân khóc có thể do đau ở nơi nào đó trên cơ thể.
-                    Tiếng khóc lạ so với tiếng khóc hàng ngày, ví dụ như khóc ngằn ngặt hoặc nấc lên từng chặp.
-                    Trẻ mệt mỏi.
-                    Trẻ bị đi ngoài hoặc nôn mửa.
-                    Trẻ bị sốt hoặc toát mồ hôi.
-                    Biếng ăn hoặc bỏ ăn nhiều bữa.
-                    Cảm giác lạnh khi sờ vào da bé.
 
Khi thấy bé bị bệnh trước tiên bố mẹ phải tìm cách chữa trị tạm thời, sau đây là một số bệnh thường gặp:
 
1.                Sốt 3 ngày:
·                   Triệu chứng:
-                    Đột nhiên sốt không lý do, sốt rất cao từ 39 đến 40°.
-                    Chảy nước mũi, mắt lờ đờ mệt mỏi.
-                    Đi ngoài nhẹ.
-                    Mệt mỏi, lười ăn, bỏ ăn.
-                    Sau khi sốt cơ thể nổi các vết đỏ. (còn gọi là sốt phát ban)
 
·                   Cách hạ sốt:
Trẻ khoẻ mạnh thường có nhiệt độ cơ thể từ 36,5 đến 37°, trên 37° được coi là sốt nhẹ, nhiệt độ chính xác nhất được đo ở dưới nách bé, nhiệt độ đo ở hậu môn thường cao hơn 0,5° đến 1°.
·                   Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cơ thể cho trẻ, nếu trên 38° thì nhét thuốc Paracetamol hoặc cho uống thuốc hạ sốt dạng nước. Chú ý nếu khi trẻ sốt cao gây co giật, ảnh hưởng đến não.
·                   Hạ nhiệt độ trong phòng, mặc quần áo nhẹ cho bé, loại dễ thấm mồ hôi.
·                   Đặt khăn mềm ướt lên trán bé (không quá lạnh).
·                    Cho bé uống nước, sau nửa tiếng kiểm tra lại nhiệt độ cơ thể.
·                   Cứ 2 tiếng kiểm tra nhiệt độ cơ thể  một lần xem có giảm không. Nếu sau hai tiếng nhiệt độ không giảm mà tiếp tục cao thì đưa đi bác sỹ hoặc bệnh viện.
·                   Tuyệt đối không bao giờ được cho bé uống Aspirin. Các thuốc của người lớn gây ảnh hưởng rất có hại cho trẻ con nên phải cẩn thận xem kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, không được dùng thuốc không chỉ định và không có bao bì.
 
2.                Đi ngoài và tiêu chảy:
·                   Bệnh này rất nghiêm trọng đối với trẻ vì cơ thể bị mất nước nhanh. Triệu chứng là đau bụng, đi ngoài phân lỏng hoặc có máu, mất nước, nằm lả một chỗ.
·                   Nên cho con uống nhiều nước, nếu có thể thêm một chút đường vì Glucose giúp tăng năng lượng, nếu trẻ trên hai tuổi có thể cho bé uống một chút Coca-Cola. hoặc đường nho.
·                   Thường xuyên thay bỉm vì các vi trùng có thể lây lan qua bỉm.
·                   Thường xuyên lau rửa cơ thể cho bé, để bé cảm thấy thoải mái.
·                   Đo nhiệt độ, nếu cảm thấy bé bị sốt thì tìm cách hạ sốt.
·                  Nên đưa đi bác sỹ hoặc bệnh viện.
 
3.                Cảm lạnh:
·                   Triệu chứng:
-                    Tắc mũi, chảy nước mũi.
-                    Đau cổ họng, chảy nước mắt, mắt có dỉ.
-                    Ho nhẹ, đặc biệt ho về đêm khi nước mũi chảy xuống cổ họng gây khó thở dẫn đến ho.
-                    Sốt nhẹ.
-                    Bệnh này thường kéo dài khoảng 3 tuần, có thể dẫn đến Viêm tai giữa, viêm phổi, gây có đờm.
·                   Cách chữa:
-                    Thường xuyên hút mũi và lau mũi sạch sẽ cho bé bằng khăn mềm, không nên dùng khăn giấy.
-                    Nhỏ thuốc mũi, loại dành cho trẻ em, nhưng không nên dùng quá 3 lần trong ngày vì nếu thuốc nhỏ mũi mạnh quá gây ra viêm xoang.
-                    Cho trẻ uống nước từng ngum nhỏ vì chúng khó nên đôi khi phải dừng lại, kể cả lúc cho ăn cũng vậy. Chú ý bé rất dễ bị sặc, nghẹn khi mũi tắc.
-                    Tìm cách hạ sốt.
 
4.                Chăm sóc trẻ bị ốm:
Khi trẻ bị ốm thường mệt mỏi hơn bình thường, chúng hay làm nũng và quấy khóc nên bố mẹ chịu khó chiều con. Cũng có những trẻ muốn đi ra ngoài dạo chơi, cũng không có vấn đề gì nhưng không nên cho trẻ đi quá xa hoặc di chuyển lâu.
·                   Tránh trường hợp mất nước, cố gắng „dụ dỗ“ cho bé uống một chút, khi cho bé ăn phải hết sức kiên nhẫn, dành cho bé thời gian. Thường xuyên gần gũi ôm ấp vỗ về an ủi bé hơn, vì trẻ con chúng rất cần hơi mẹ khi bị ốm. Hãy để chúng uống nước từ cốc hay bình hay bất cứ thứ gì chúng muốn.
·                   Khi bé nôn mửa, đi ngoài hoặc làm bẩn quần áo thì vẫn phải nhẹ nhàng „Đừng sợ, không sao, mẹ sẽ thay đồ mới cho con“. Và để chúng tự chọn quần áo.
·                   Khi cho ăn thì cho ăn đồ mềm vì sợ bé bị đau họng khó nuốt, bé không bắt buộc phải ăn nhiều, ăn hết, khi chúng khỏi ốm, chúng lại ăn như thường.
·                   Tuyệt đối dành nhiều thời gian ở bên con khi chúng bị ốm, có thể chơi hoặc đọc sách cho chúng nghe để chúng không mệt mỏi và chán nản.
·                   Thường xuyên thông thoáng khí trong phòng, thay ga giường và chăn đắp. Khi bé ngủ không nên đánh thức bé dậy giữa chừng, hãy để bé ngủ sâu giấc.
·                   Về đêm thường xuyên kiểm tra bé, tốt nhất là đặt đồng hồ 1 tiếng một vì sợ mình mệt quá ngủ thiếp đi.
 
5.                An toàn khi ngủ:
-                    Không nên dùng gối và chăn cho trẻ sơ sinh mà thay bằng bao ngủ. (Hai đứa nhà mình từ bé đến bây giờ toàn dùng bao ngủ, và không dùng gối, rất tiện lợi, không sợ chúng đạp chăn ra rồi bị lạnh, mẹ cũng được ngủ ngon giấc từ tối đến sáng).
-                    Đặt lưng bé xuống giường, không nên để bé nằm nghiêng vì chúng có thể lật bật cứ lúc nào.
-                    Đệm không được mềm quá, vì sợ nó bị lún sâu, để giường thoáng, gần cửa sổ.
-                    Nhiệt độ trong phòng từ 16 đến 20 độ.
-                    Không được dùng bình nước nóng (hot water bottel) trên giường bé, tuyệt đối „CẤM HÚT THUỐC“.
-                    Khi bé ngủ cùng với bạn chú ý không để chăn phủ qua đầu bé, đặc biệt khi bố và mẹ hút thuốc, uống rượu hay mệt quá thì không nên cho con ngủ cùng.
6.                Dành cho các mẹ:
Khi con ốm thì mẹ rất mệt, có khi còn mệt hơn cả con, nên vì thế phải tranh thủ và tận dụng thời gian để cân bằng tâm sinh lý:
-                    Các mẹ nên theo thời gian biểu của con, khi nó ngủ thì cứ để mặc kệ các thứ đấy, mình cũng nên nghỉ ngơi một lát. Không cần phải ngủ, có thể tắm táp, đọc sách buôn chuyện, làm những gì để giải toả stress.
-                    Chú ý đến việc ăn uống.
-                    Sẵn sàng nhận lời nếu ai đó muốn giúp.
-                    Đặc biệt phải chia sẻ với chồng, để chồng có thể trông con vào buổi tối hoặc cuối tuần.  7. Các loại thuốc cần dùng đến.  Trong tủ thuốc nhà mình luôn luôn các loại thuốc sau, để phòng trường hợp con ốm đột xuất. Mình nghĩ các bạn cũng nên dự trữ một ít thuốc cần thiết, cho con dùng trước khi đưa đi bác sĩ hoặc bệnh viện. - Thuốc hạ sốt. - Thuốc ho. - Thuốc chống đi ngoài. - Thuốc chống nôn mửa. - Thuốc nhỏ mũi. - Sữa non và Vita Aktiv (giúp bé phục hồi sức nhanh chóng và không mệt khi bị ốm). Nhưng trong trường hợp đi ngoài, ngộ độc thức ăn thì ngừng không uống tất cả các loại sữa.
 
Các mẹ có thể đặt câu hỏi, chia sẻ kinh nghiệm qua email phanhaanh2306@gmail.com. Chúc các mẹ luôn nuôi con khoẻ, dạy con ngoan.
 
Phan Hà Anh
 
 

Các bài liên quan