Tìm hiểu ưu và nhược điểm của những sản phẩm sữa hạt

 
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để lưu vào danh mục yêu thích.
   

Sữa hạt là sự thay thế phù hợp cho những ai không dung nạp được sữa bò. Tuy nhiên bạn cũng nên điểm qua những ưu, nhược điểm của nhóm sữa này để sử dụng hợp lý.

Từ sữa hạt điều đến sữa yến mạch, đây là những thông tin cần thiết bạn nên biết về những sản phẩm sữa mà không phải sữa (non- dairy) để mang đến sự thay thế tuyệt vời cho những ai bị dị ứng với sữa bò.

1. Sữa hạnh nhân

Nhom sua hat

Trong sữa hạnh nhân có rất nhiều các chất dinh dưỡng tương tự như sữa bò

Ưu điểm: Sữa nhạnh nhân chứa nhiều các chất dinh dưỡng tương tự như sữa bò, chẳng hạn như chứa vitamin E, hàm lượng calo và chất béo thấp.

Nhược điểm: Cho dù được tạo ra từ hạt, nhưng sữa hạnh nhân lại chứa rất ít protein. Độ ngọt thường được các nhãn hàng quảng cáo là từ chính loại hạt này có thể được tạo thành từ một sốloại đường cho thêm vào quá trình sản xuất. Ngoài ra, loại sữa này cũng không hẳn mang đến một tách trà thơm ngon khi được kết hợp cùng.

Cách làm sữa hạnh nhân: Ngâm 100gr hạnh nhân với nước trong khoảng 8 tiếng. Bóc lớp vỏ ngoài và rửa lại sạch. Cho hạnh nhân vào máy xay cùng 700ml nước rồi xay nhuyễn. Rây hỗn hợp, bỏ xác (có thể lọc nhiều lần). Cho nước hạnh nhân vừa lọc, thêm đường tùy lượng, vào nồi nấu đến khoảng nhiệt 80-90 độ C rồi tắt bếp.

2. Sữa hạt điều

Sua hat dieu

Sữa hạt điều chứa hàm lượng calo và chất béo thấp

Ưu điểm: Một vài nhãn hàng thường cho thêm những thành phần vitamin như D, B12, A và canxi vào sản phẩm. Ngoài ra, tương tự như sữa hạnh nhân, sữa hạt điều cũng hàm chứa hạm lượng calo và chất béo thấp. Phần kết cấu cũng giống như sữa bò nên là lựa chọn thích hợp cho những ai không uống được sữa đậu nành và sữa bò.

Nhược điểm: Tùy vào thương hiệu bạn lựa chọn nhưng nhìn chung sản phẩm này có mức giá khá cao. Nếu bạn muốn tự làm ra một cốc sữa cho mình để tiết kiệm chi phí thì cũng cần biết rằng một cốc sữa hạt điều chứa khoảng 250 calo.

Cách làm món sữa hạt điều: Ngâm 1 cốc hạt điều với 3 cốc nước. Cho vào máy xay, điều chỉnh tốc độ từ chậm rồi tăng dần lên mức cao cho đến khi đạt được độ đặc như mong muốn. Dùng rây hoặc vải màn lọc bớt bã nếu muốn.

3. Sữa gạo

Sua gao

Sữa gạo hàm chứa nguồn vitamin B và magiê dồi dào

Ưu điểm: Sữa gạo hàm chứa nguồn vitamin B và magiê dồi dào. Nó còn được đóng gói với hàm lượng phong phú carbohydrate, mang đến một nguồn cung cấp năng lượng tuyệt vời.

Nhược điểm: Sữa gạo rất giàu tinh bột do đó, có thể gây ra tình trạng quá tải đường, không thích hợp với người mắc bệnh tiểu đường. Nếu bị tiểu đường, hãy thay thế sữa gạo bằng sữa bò, sữa đậu nành hoặc sữa hạnh nhân.

Cách làm sữa gạo: Gạo nếp (15gr) và gạo tẻ (15gr) vo thật sạch, mang gạo đem rang vàng đều (lưu ý không nên rang cháy sẽ làm sậm màu sữa). Cho nước nóng (500ml) và sữa tươi (500ml) vào nồi. Đổ gạo vừa rang vào ngâm trong 10 phút. Đặt nồi sữa lên bếp, đun ở lửa thật nhỏ trong khoảng 10 phút đến khi sữa gần sôi thì tắt bếp. Lọc bỏ gạo qua rây. Hòa đường vào sữa và sử dụng.

4. Sữa dừa

Sua dua

Sữa dừa được đóng gói với các chất béo lành mạnh cùng với các vitamin, sắt và chất xơ

Ưu điểm: sữa dừa lấy từ phần cùi dừa, được đóng gói với các chất béo lành mạnh cùng với các vitamin, sắt và chất xơ. Mặc dù có một hàm lượng calo cao, một số chuyên gia cho rằng sữa dừa có thể giúp thúc đẩy sự trao đổi chất và khả năng đốt cháy chất béo của cơ thể.

Khuyết điểm: Kết cấu của sữa dừa phần lớn là phục vụ cho việc nấu ăn và quá đặc cho việc pha chế món thức uống.

Cách làm sữa dừa: Đổ dừa đã bào nhỏ (lựa dừa già) vào máy xay sinh tố. Rót nước sôi vào sao cho nước ngập dừa và ngâm ít phút. Bật máy xay sinh tố, để máy chạy trong 1-2 phút. Đặt túi lọc trong bát thủy tinh, từ từ đổ hỗn hợp dừa vừa xay vào túi. Buộc miệng túi lọc lại. Dùng tay bóp nhẹ đến khi chỉ còn lại bã trong túi lọc. Đổ sữa dừa vào lọ dùng dần.

5. Sữa đậu nành

Sua dau nanh

Chứa hàm lượng protein ngang hàng với sữa bò

Ưu điểm: Sữa đậu nành chứa hàm lượng protein ngang với sữa bò. Hơn nữa, loại sữa này cũng chứa ít đường hơn sữa bò và chứa phytoestrogen có thể giúp hấp thu canxi.

Nhược điểm: Nhiều kết luận cho rằng sữa đậu nành thường mất đi một hàm lượng lớn chất dinh dưỡng trong quá trình chế biến. Các loại men trong sữa đậu nành cũng có thể gây ra sự mất cân bằng các hormon sinh dục ở nam và nữ giới, trong đó có tác động tiêu cực đến khả năng sinh sản và chu kỳ kinh nguyệt. Do đó, hãy tìm hiểu bác sĩ dinh dưỡng về hàm lượng sữa đậu nành phù hợp với cơ thể bạn nhé!

Tham khảo cách làm sữa đậu nành tại đây nhé!

Hoàng Trần (Theo goodhousekeeping.com)

   
Love 0