Hôm nay chợt nhớ những ngày đầu mới mày mò làm bánh, mình thậm chí còn không biết được bột mì số 8 là cái gì, mình hồi ấy cứ nghĩ bột mì là bột mì, cứ mua bột mì xong về làm thôi. Hóa ra không phải vì khi nhìn công thức mình tá hỏa vì bột mì có nhiều loại khác nhau để làm những loại bánh khác nhau, và trong làm bánh duy đâu chỉ có bột mì, còn các loại bột khác mà có vài khiến mình sễ nhầm lẫn vô cùng. Cũng có chị hỏi mình về bột, nên hôm nay mình viết bài này, mong mang lại vài điều cần thiết cho những chị em nào mới bắt đầu làm bánh như mình hồi xưa không còn bỡ ngỡ.
1. Bột mì đa dụng
Là loại bột mì cơ bản thường được bày bán phổ biến nhất với tên tiếng anh là All-Purpose Flour hay Plain Flour. Trước khi nói tiếp thì mình sẽ nói trước về Glutennha, nôm na Gluten sẽ xác định cấu trúc và kết cấu của một món bánh nướng, dùng bột mì có hàm lượng protein thấp sẽ tạo ra ít Gluten, tương tự dùng bột mì có hàm lượng Protein cao sẽ tạo ra được nhiều Gluten hơn. Và bột mì đa dụng mà mình đang nói sẽ có hàm lượng Protein ở mức thấp – trung bình khoảng 8% đến 10%. Thường được sử dụng làm các loại bánh gatoux,bánh ngọt,… trừ bánh mì
2. Bột bánh mì
Cũng là bột mì, nhưng nó sẽ chưa hàm lượng protein cao hơn, để làm gì? Để tạo ra được nhiều gluten hơn để đạt yêu cầu của bánh mì. Hàm lượng protein trong bột bánh mì thường sẽ khoảng 11% – 13% ( khi mua mọi người có thể xem thành phần là biết được bột mì này là loại bột mì gì ), cũng như một số nơi ở Việt Nam sẽ bán bột bánh mì với tên gọi là bột mì số 11, bột mì số 13, hoặc Bread Flour.
3. Cake Flour
Mình sử dụng tên tiếng anh luôn vì dù ở Việt Nam thì mình thấy bột này vẫn được bán với tên Cake Flour. Có thể hiểu nôm na Cake Flour là loại bột trộn sẵn cho một số công thức yêu cần dùng Cake Flour. Nhưng mọi người không phải lo vì khi khôngmua được bột này mà công thức yêu cầu thì có thể tự trộn theo tỉ lệ : 140 gr bột mì đa dụng + 20 gr bột bắp
4. Pastry Flour
Thường các công thức sẽ thường dùng bột mì theo công thức để tự trộn thành một pastry flour hơn là yêu cầu dùng bột này. Thông thường bột này để làm các loại bánh mềm hơn bánh mì nhưng lại có độ cứng và vững hơn bánh gatoux, như bánh quy, bánh tart. Và đây là một loại bột trộn sẵn được bán cở các cửa hàng Âu, cũng như siêu thị. Nếu trong trường hợp khoogn tìm mua được mà công thức bắt buộc phải dùng, mình có thể trộn bột đa dụng + cake flour theo tỉ lệ 2:1
5. Bột mì nguyên chất
Hay còn gọi là whole wheat flour hoawch bột mì nguyên cám. Bột này thường được sử dụng trong ăn kiêng hoặc chương trình ăn thực dưỡng bởi vì nó giàu chất xơ và dinh dưỡng. Khi sử dụng làm bánh thay cho bột mì thường mọi người chú ý sẽ thấy bột khá khô cần lượng nước nhiều hơn, nhồi cũng khó hơn và màu bột tối hơn bột mì đa dụng thông thường.
6. Bột mì nguyên chất trắng
Đây cũng là một loại bột dùng trong bánh thực dưỡng vì nó có hàm lượng chất dinh dưỡng tương đương với bột mì nguyên chất, có phần ngọt hơn nhờ hàm lượng tanin thấp hơn. Nếu chị em nào bắt đầu nghiên cứu về thực dưỡng hoặc ăn kiêng thì có thể sử dụng loại bột mì nguyên chất trắng cũng như bột mì nguyên chất đã nói trên.
7. Bột Yến mạch
Bột này thường không được sử dụng nhiều trong làm bánh, vì nó hoàn toàn không chứa gluten – là một loại bột hoàn hảo cho người ăn kiêng, nhưng cũng chính vì điều này mà bánh làm từ bột lúa mạch thường bị nặng hoặc nát. Vì vậy trước đây mình có đọc một tài liệu khuyên rằng nế như không ăn kiêng ( là không bắt buộc phải cắt nguyên liệu chưa gluten ) mà thích bột yến mạch thì có thể trộn bột lúa mạch cùng bột mì đa dụng để bánh ngon hơn.
8. Bột trộn sẵn
Bột này thường đã được trộn từ bột mì + bột nở và muối, để sử dụng cho các loại bánh như pancake, crepe, hoặc watfle. Điểm mạnh của bột này là tiện lợi cho những chị em nào không có nhiều thời gian, vì rất dễ mua được ở các siêu thị. Nhưng mình thấy có vị không ngon bằng bột tự trộn theo công thức.
Tạm thời hôm nay mình viết đến bấy nhiêu thôi, mình sẽ viết tiếp về các loại bột để mọi người tham khảo thêm.
Bạn hãy đăng ký hoặc đăng nhập để có thể bình luận cho chủ đề này nhé.