Chào các bạn, mình không phải là đầu bếp chuyên nghiệp, lại càng không phải là một “Food photographer” – nhiếp ảnh gia chụp ảnh thức ăn chuyên nghiệp. Vì đam mê với bếp và muốn lưu giữ lại những khoảnh khắc vui vẻ với các món ăn mà mình đã mày mò, học hỏi nên mình tự cầm máy ảnh tập chụp lại những món ăn mình yêu thích. Trong bài viết nhỏ này, mình muốn được chia sẻ với các bạn hai điều: thứ nhất là chia sẻ một món cá kho rất ngon – Cá hồi kho rượu vang, thứ hai là chia sẻ với các bạn một vài kinh nghiệm để có thể chụp được những bức ảnh món ăn gọn gàng, rõ ràng và tươi sáng.
Nguyên liệu:
Cách làm:
Nếu không dùng tóp mỡ, các bạn có thể dùng thịt ba chỉ cắt mỏng thay thế.
Đó là món cá hồi kho rượu vang. Còn bây giờ mình xin chia sẻ thêm một vài kinh nghiệm chụp ảnh món ăn hoàn chỉnh và các bước thực hiện.
Chia sẻ kinh nghiệm chụp ảnh
Khi chúng ta là những người chụp ảnh nghiệp dư, không biết gì đến phần mềm chỉnh sửa ảnh photoshop, trong tay cũng chả có thêm dụng cụ hỗ trợ gì ngoài chiếc mát ảnh nho nhỏ thì ánh sáng gần như quyết định 70% chất lượng một bức ảnh đẹp của chúng ta. Cố gắng chụp ảnh vào buổi sáng, đặt món ăn nơi gần cửa sổ để có thể lấy được ánh sáng rõ ràng, trong trẻo nhất. Nếu không chụp được vào buổi sáng, thời điểm 3-4h chiều, khi ánh nắng mặt trời dịu bớt cũng là lựa chọn tốt.
– Tránh chụp ảnh trong nhà, dưới ánh sáng đèn neon vì ánh sáng trắng sẽ làm món ăn bị nhợt nhạt, lạnh lẽo và làm giảm độ tươi ngon của rau củ.
– Tránh chụp hình khi ánh sáng quá yếu, ví dụ như tầm 5 – 6 giờ chiều vì máy ảnh sẽ rất khó lấy nét, món ăn bị xỉn màu, nhiều góc tối và xấu.
– Tránh chụp hình khi 12 – 1h trưa vì ánh sáng quá mạnh sẽ làm hình chụp bị lóa.
4. Nền:
Nền là nơi chúng ta đặt món ăn lên để chụp hình. Thông thường nền chính là cái mặt bàn ta vẫn dùng hàng ngày. Tuy nhiên, có một số loại nền có thể làm ảnh của chúng ta bị xấu đi, và có những cái nền khác làm món ăn của chúng ta đẹp lên. Vì vậy, việc chọn nền sẽ làm tăng tính mỹ thuật của bức ảnh.
a. Những cái nền làm xấu món ăn:
– Mặt bàn trải khăn có họa tiết quá to, màu sắc quá sặc sỡ. Màu sắc và họa tiết to, rõ như vậy sẽ làm mắt của chúng ta khi nhìn món ăn bị rối, mất tập trung, chưa kể chúng sẽ làm món ăn nhòe nhoẹt, lu mờ.
– Mặt bàn bằng inox, mặt bàn bằng kính hoặc mica quá bóng. Màu xám của mặt bàn inox sẽ làm món ăn trở nên xấu xí, ủ dột và khô cứng còn sự phản quang quá rõ của mặt bàn kính và mica sẽ làm chúng ta rất khó điều khiển máy ảnh và chụp hình đẹp.
– Mặt bàn bẩn, luộm thuộm và bày nhiều thứ linh tinh không cần thiết quanh món ăn.
b. Những cái nền giúp món ăn đẹp hơn:
Đó là nền gỗ thô, nền đơn sắc, nền vải ca rô sọc kẻ mảnh, sắc màu thanh nhã hoặc nền vải in hoa nho nhỏ màu nhạt. Ngoài nền gỗ mà các nhiếp ảnh gia hay sử dụng thì mặt bàn đơn sắc hoặc có hoa văn, họa tiết nhỏ vẫn dễ làm món ăn trở nên sống động, đẹp và rõ nét hơn. Vì vậy, nếu không có được một mặt bàn đơn sắc như ý muốn các bạn có thể trải một tấm vải trơn, 1 tấm khăn ăn, 1 tờ giấy khổ lớn in hoa, màu nhạt, một đoạn giấy dán tường họa tiết vân gỗ… lên mặt bàn và chụp hình.
5. Trang trí ảnh và chụp ảnh:
Phần này phụ thuộc rất nhiều vào sở thích cá nhân, và tạo nên phong cách riêng cho từng bức ảnh, vì vậy thật khó để “chia sẻ” ảnh nào sẽ đẹp hơn ảnh nào. Tuy nhiên mình nghĩ có vài điều chú ý để bức ảnh chụp được gọn gàng, rõ nét.
a. Về phụ kiện trang trí:
– Chúng ta nên chọn chén bát, tô dĩa phù hợp với món ăn, có kích cỡ trung bình, màu sắc thanh nhã, họa tiết nhẹ nhàng. Tránh chọn tô dĩa quá to, rất khó chụp hình. Còn màu sắc, (cũng như màu nền) nếu màu và họa tiết chén dĩa quá mạnh sẽ dễ làm món ăn bị nhạt. Khi phối hợp chén bát, muỗng nĩa, lọ hoa… cố gắng chọn màu sắc, chất liệu hài hòa. Nếu được nên chọn đồ thủy tinh, sứ hoặc đồ gỗ, tránh dùng đồ nhựa.
– Khi trang trí món ăn, nên chọn những nguyên liệu có liên quan tới món mình đang nấu; tốt nhất nên dùng luôn nguyên liệu có nấu trong món ăn để trang trí. Ví dụ thịt kho thì có ít hành tỉa trang trí sẽ đẹp. Salad thì dùng thêm quả chanh. Cá kho dùng thêm quả ớt. Đồ nướng có bát nước chấm… Thông thường, để đỡ rối mắt và dễ focus vào món ăn, mình chỉ dùng thêm 1 đến 2 món làm phụ kiện đi kèm món ăn chính.
– Thêm một điều lưu ý, sau khi xếp đồ ăn ra chén dĩa, nếu đồ ăn hay nước sốt có dính lên thành chén dĩa, nhớ dùng khăn sạch hoặc khăn giấy lau gọn gàng trước khi chụp hình.
b. Về cách xếp đặt món ăn và chụp hình:
Có hai hướng chụp rất dễ làm ảnh đẹp và rõ nét. Đó là hướng chụp 60 độ hay nói khác hơn là hướng chụp 10h và hướng chụp vuông góc 90 độ. Ở hướng 60 độ, ảnh sẽ có hình khối, sắc màu món ăn được thể hiện rõ ràng còn hướng 90 độ sẽ làm món ăn rất tròn trịa, đầy đủ.
Khi chụp ảnh món ăn, để chụp các bước thực hiện, mình hay chụp theo hướng 90 độ còn khi chụp nguyên liệu và món ăn thành phẩm, mình thường chục góc 60.
Trong bài thi “Độc đáo bếp nhà” của Barona tài trợ có một yêu cầu bắt buộc, đó là phải chụp luôn gói gia vị baroca vào thành phẩm. Để chèn gói gia vị vào, chúng ta nên xếp gói gia vị ở vị trí trên cùng, phía tay trái hoặc tay phải hình. Cố gắng xếp vị trí gói gia vị đủ rõ nhưng không che mất vị trí món ăn chính.
Cuối cùng, nếu bạn có nhu cầu chỉnh sửa, cup cắt ảnh, tăng độ nét và ký tên vào ảnh một cách đơn giản, các bạn có thể vào những trang chỉnh sửa ảnh trực tuyến có chất lượng trên mạng như fotor.com, Ipiccy.com hoặc web camera 360.com. Bạn không cần đăng ký, chỉ cần chèn hình và sửa trực tiếp theo hướng dẫn rất đơn giản chứ không nhất thiết phải biết dùng photoshop.
Trên đây là một vài chia sẻ cơ bản để chụp được những bức ảnh rõ ràng, gọn gàng và chuyển tải được món ăn mà người chụp muốn chụp. Chúc các bạn có được những bức ảnh như ý.
Bạn hãy đăng ký hoặc đăng nhập để có thể bình luận cho chủ đề này nhé.