Ăn nhiều đường gây nghiện như dùng… heroin

 
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để lưu vào danh mục yêu thích.
   

Nhiều nghiên cứu gần đây và các kiểm chứng khoa học cho thấy ăn nhiều đường gây những tác hại khó ngờ đến cơ thể con người như rượu và thuốc lá.

Tac hai cua viec an nhieu duong

Hiện nay, lượng đường hay tinh bột tiêu thụ đã vượt quá tầm kiểm soát

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), lượng đường bổ sung chỉ nên chiếm 10% tổng lượng thức ăn hằng ngày. Nhưng trên thực tế hiện nay, lượng đường hay tinh bột tiêu thụ đã vượt quá tầm kiểm soát. Có đến 80% thực phẩm chúng ta tiêu thụ hằng ngày có chứa đường hoặc các dạng khác của đường. Trung bình một người Mỹ đang tiêu thụ gần 22 muỗng đường mỗi ngày và con số này có dấu hiệu ngày càng tăng. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng con số này gấp 5 lần lượng đường cần thiết cho sức khỏe mỗi người.

Về tác hại của đường, theo WebMD – website hàng đầu về các thông tin chăm sóc sức khỏe, đời sống hiện nay – đường tàn phá gan, xáo trộn quá trình trao đổi chất, suy yếu chức năng của não và có thể gây nguy cơ bệnh tim, tiểu đường và cả ung thư. Đường có hại là thế nhưng việc hạn chế ăn đường lại không phải là chuyện dễ dàng vì đường có thể gây nghiện và sẽ gây hại cho sức khỏe nếu kiêng không đúng cách.

Vì sao đường lại gây nghiện?

An nhieu duong gay hai

Ăn nhiều đường sẽ trở thành thói quen nếu bạn không có kế hoạch kiểm soát

Thức ăn hay việc ăn uống, đối với não bộ, là một hoạt động tự nhiên của con người để duy trì sự sống. Não bộ sẽ tiếp nhận những thông tin lặp đi lặp lại về thói quen ăn uống và ghi nhận chúng thành chế độ ăn hằng ngày. Khi ăn đường, não bộ sẽ sản sinh chất dopamine, một hoạt chất khiến con người cảm thấy vui vẻ, thoải mái, tương tự như cách mà các chất gây nghiện như nicotin, cocain hay heroin tác động đến con người và làm chúng ta phụ thuộc vào chúng. Thói quen ăn nhiều đường sẽ khiến não bộ ghi nhận lượng đường này cho cơ thể và quen với việc hoạt động với lượng đường như vậy, dẫn đến việc “đòi hỏi” chúng ta ăn một lượng tương tự hằng ngày. Vì thế, việc nghiện đường là hoàn toàn có thể xảy ra.

Kiêng đường hợp lý

Duong gay nghien

Thu nạp nhiều đường cũng sẽ gây nghiện như dùng… heroin

Trong những cuộc thí nghiệm về việc từ bỏ đường trong khẩu phần ăn, những người tham gia đã chia sẻ kinh nghiệm của họ rằng, những ngày đầu không có đường thật khổ sở, giống như việc từ bỏ hút thuốc lá vậy.

Điều đáng mừng là việc từ bỏ đường chỉ khó khăn trong những tuần đầu, sau hơn 1 tháng, khi cơ thể đã quen với việc tiêu thụ ít đường, bạn sẽ tự động tránh xa những đồ ăn ngọt vì chỉ cần ăn một miếng đầu tiên, bạn sẽ không chịu được vị ngọt mà vốn dĩ bạn từng thèm muốn.

Vì vậy, nếu bạn quyết tâm có một cuộc sống lành mạnh hơn bằng cách giảm lượng đường tiêu thụ hằng ngày, hãy tập trung tinh thần trong thời gian đầu, đừng nghĩ đến chuyện bỏ cuộc mà hãy pha cho mình một cốc trà ngon với một chút mật ong nguyên chất mỗi khi cơ thể lên cơn thèm ngọt. Dù không hề dễ dàng, nhưng nếu bạn vượt qua, sức khỏe của bạn sẽ được cải thiện về lâu dài.

Cách giảm đường khoa học

An nhieu duong gay hai cho suc khoe

Giảm bớt việc sử dụng nhiều đường theo cách khoa học

Đó là hãy tránh dùng các loại đường trắng tinh chế, đường mía, siro hay các loại hợp chất khác của đường có trong cà phê hoặc thực phẩm chế biến sẵn vì mạch máu hấp thu loại đường này rất nhanh, khiến glusose và insulin trong cơ thể tăng vọt. Bạn không cần phải tránh đường tự nhiên trong thực phẩm như fructose trong trái cây, lactose trong sữa.

Một điểm đáng chú ý nữa đó là dùng sản phẩm làm ngọt nhân tạo thay đường không có tác dụng. Chúng là chất tạo cảm giác mà không chứa calo, cơ thể không được thỏa mãn cơn đói, khiến bạn càng ăn nhiều hơn.

Bạn nên chuẩn bị tinh thần cho những triệu chứng của cơ thể khi bỏ đường có thể kể đến như đau đầu, lo lắng, tâm trạng thất thường. Vì đường tác động trực tiếp đến não bộ, một chế độ ăn kiêng không đường sẽ gây kích thích cơ quan dẫn truyền thần kinh liên hệ đến tinh thần. Nếu kiêng khem quá mức có thể kích thích tinh thần con người theo chiều hướng xấu, dẫn đễn triệu chứng của bệnh trầm cảm.

Do đó, bạn nên giảm đường một cách từ từ, để cơ thể có thời gian thích ứng. Bắt đầu bằng việc giảm từ 2 đến 1 muỗng đường trong 1 tuần, rồi từ từ bỏ hẳn hoặc thay thế bằng các loại thực phẩm ngọt tự nhiên khác.

Thảo Nguyên

  • thumnail
    Mẹ Ku Bin
    Chắc phải vêf xem xét lại chuyện này quá, thực phẩm thay thế đường như những món gì ad chỉ? chỉ thêm cho mẹ bin đi òa òa
    07/07/2016, 10:16
      • thumnail
        Mẹ Ku Bin
        Không lẻ mẹ bin nghiện đường sao. nấu ăn rất hay cho vào thức ăn, thay thế cho mỳ chính.
        07/07/2016, 10:16
        • thumnail
          thu trang
          Mẹ Ku Bin ơi, bạn muốn nước lèo ngọt mà không cần dùng đường có thể hầm thêm vào nước củ cải trắng, cải đường, cà rốt, hành tây... Với những món nước uống cần ngọt bạn có thể dùng mật ong, mật mía, sữa tươi... để thay thế vào tạo thêm hương vị cho chúng nhé. Chúc bạn thành công với kế hoạch giảm đường của mình nhé!
          08/07/2016, 11:49