Những thực phẩm mẹ nên “bỏ qua” khi con bắt đầu ăn dặm

 
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để lưu vào danh mục yêu thích.
   

Khi con bắt đầu ăn dặm, mẹ cần lưu ý tránh các nhóm thực phẩm dưới đây vì những phản ứng dị ứng, rối loạn tiêu hóa hay thậm chí nguy hiểm hơn có thể xảy ra.

Giai đoạn con bắt đầu ăn dặm là mốc thời gian quan trọng giúp hình thành thói quen ăn uống của bé sau này. Và hầu như bà mẹ nào cũng mong muốn con được tiếp xúc với các món ăn ngon và đầy đủ dinh dưỡng nhất, thế nhưng, có những thực phẩm mà mẹ nên tránh xa khi con bắt đầu ăn dặm vì những nguy cơ tiềm tàng khó lường trước.

Thuc pham an dam

Bỏ qua nhóm thực phẩm có nguy cơ cao này cũng không khiến bé thiếu hụt dinh dưỡng

1. Lòng trắng trứng

Lòng trắng trứng là nguồn thực phẩm giàu protein và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, tuy nhiên, với trẻ dưới 1 tuổi thì các mẹ không nên cho con ăn món này. Một số vi khuẩn trong lòng trắng trứng có thể dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa và một số biến chứng khác.

2. Bơ đậu phộng

Mặc dù là món ăn được người lớn rất yêu thích vì độ béo ngậy với lượng protein, kali và chất xơ dồi dào mà thực phẩm này mang lại, các mẹ cũng không nên cho bé ăn, nhất là trong giai đoạn bắt đầu ăn dặm. Một số nghiên cứu cho rằng đậu phộng có thể khiến các bé có những phản ứng dị ứng và chất kết dính trong bơ cũng có nguy cơ gây hại cho răng miệng.

di ung dau phong

Loại thực phẩm thơm béo này có nguy cơ cao gây dị ứng cho trẻ

3. Rau củ sống

Các loại rau củ là nguồn dinh dưỡng quan trọng giúp giảm thiểu rất nhiều chứng bệnh. Lượng dinh dưỡng từ rau củ được hấp thu hiệu quả nhất khi ăn sống hoặc hấp chín vừa. Tuy nhiên, khi bé bắt đầu ăn dặm, mẹ nên nấu chín mềm tất cả các loại rau củ. Nhất là các bé ăn dặm theo phương pháp tự chỉ huy (BLW), các loại củ như cà rốt, củ cải đều nên luộc mềm rồi mới cho bé ăn.

4. Các loại hạt

Các loại hạt là nhóm thực phẩm giàu chất xơ, vitamin E và L’arginine, thế nhưng, kích thước và độ thô cứng của hạt có thể khiến bé bị tắc nghẽn thực quản khi ăn, dẫn đến ngạt thở và nguy hiểm đến tính mạng. Vì thế, mẹ nên tuyệt đối tránh nhóm thực phẩm này khi bắt đầu cho bé ăn dặm.

Thuc pham nen tranh cho be an dam

Kích thước và độ thô cứng của hạt có thể khiến bé bị tắc nghẽn thực quản khi ăn

 

5. Hải sản

Nhóm thực phẩm này cũng là một trong những món yêu thích của người lớn và chứa nhiều giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, hải sản có thể khiến cho bé dị ứng, bên cạnh một số loại hải sản có hàm lượng thủy ngân cao như các loại cá biển có thể gây nguy hiểm cho bé. Do đó, khi bé bắt đầu ăn dặm, bạn nên tránh các loại hải sản như tôm, cua, sò, cá biển. Thay vào đó, có thể chọn các loại cá đồng như cá lóc để thay thế.

6. Mật ong

Là một trong những nguyên liệu tự nhiên được sử dụng phổ biến trên mọi bàn ăn, căn bếp. Thế nhưng, mặc dù mật ong có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe nhưng có thể gây hại cho trẻ dưới 1 tuổi vì thực phẩm này có chứa các bào tử và chất gây ô nhiễm dễ dẫn đến các bệnh nhiễm trùng cho bé.

Thuc pham an dam

Thực phẩm ngọt ngào này có chứa các bào tử và chất gây ô nhiễm dễ dẫn đến các bệnh nhiễm trùng cho bé

7. Sữa tươi

Các loại sữa bò tươi đều không thích hợp cho trẻ dưới 1 tuổi vì các khoáng chất và protein trong đó khiến trẻ khó hấp thu và tiêu hóa tốt, một số trường hợp còn dẫn đến dị ứng và ảnh hưởng đường tiêu hóa. Vì thế, hãy tránh sử dụng sữa tươi trong giai đoạn này để bảo vệ an toàn cho sức khỏe của bé.

8. Trái cây họ cam, chanh

Nhóm trái cây họ cam chanh là nguồn vitamin C dồi dào cùng với canxi và kali. Tuy nhiên, vì nhóm thực phẩm này có tính axit cao và có thể ảnh hưởng đến dạ dày cũng như quá trình tiêu hóa của bé nên mẹ chưa nên giới thiệu thực phẩm như cam, chanh khi bé bắt đầu ăn dặm.

Thuc uong giau vitamin C

Nhóm thực phẩm này có tính axit cao và có thể ảnh hưởng đến dạ dày của bé

Ngoài các thực phẩm nên tránh, mẹ cần chú ý khi bắt đầu cho bé ăn dặm, nên giới thiệu mỗi lần ăn một món và duy trì suốt 4 ngày để bé làm quen và nắm bắt sở thích của bé. Khi ăn, mẹ cần theo dõi để xem phản ứng của bé với các món ăn như thế nào để linh động điều chỉnh cho bữa kế tiếp. Thêm nữa là tất cả các món cần nấu chín để triệt tiêu vi khuẩn nhằm đảm bảo hệ tiêu hóa của trẻ không bị ảnh hưởng.

Như Huyền

   
Love 0