Monthly Archives: July 2014

pho-mai-dau-hu

Lạ miệng với món phô-mai đậu hũ

pho-mai-dau-hu 1

– Bánh quy giả nhỏ (thật nhỏ), trộn chung với bơ cho thật đều. Sau đó cho vào khuôn.
– Bột gelatine cho vào chén nước nóng hòa tan.
– Cho các nguên liệu còn lại vào máy xay sinh tố xay 3 phút, sau đó cho bột gelatine hòa với nước vào xay thêm 2 phút nữa. Sau đó đổ các nguyên liệu này vào khuôn bánh. Cho khuôn bánh vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 2 tiếng cho bánh đong lại.
– Trình bày: Cắt 1/8 cái bánh đặt lên dĩa trang trí vài trái cây bạn thích. Thế là bạn có một món phô-mai đậu hũ tráng miệng trên cả tuyệt vời.

thit-kho-tau

Thịt kho tàu

  • Chọn miếng thịt đầu rồng (là phần thịt nối giữa phần thịt mông và thịt thăn), thái khúc vừa ăn, ướp với hành hoa thái nhỏ
  • Lấy khoảng 1 bát nước đun sôi cùng đường thốt nốt và nước mắm cho tan. Hạ nhỏ lửa đển cho nước cạn bớt.
  • Thịt cho vào chảo đảo cho cháy cạnh, đổ vào nồi nước đường, tiếp tục đun đến khi thịt mềm, ngấm mắm đường là được
  • Có thể kho thêm cùng vài quả trứng để sự lựa chọn được phong phú hơn.
  • Bày thịt ra đĩa sâu lòng, rưới nước xốt lên để khi gắp miếng thịt lên bát, xốt dính vào những hạt cơm, ăn thật thi vị. Miếng thịt mềm, ngả màu nâu cánh gián bóng, thơm mùi hành, đậm đà và hơi ngòn ngọt. Nếu được kết hợp với dưa cải muối chua chấm nước thịt thì không gì bằng.

 

Tham khảo

thit-quay-gion-bi

Thịt quay giòn bì

thit-quay-gion-bi

Thịt quay mềm ngọt và thơm phức, đặc biệt là phần bì giòn tan, dùng với cơm trắng nóng và dưa cải muối hoặc củ kiệu muối thì không còn gì bằng.

- Thịt để nguyên miếng, cho vào nồi, đổ nước lạnh ngập thịt, thêm nhúm muối. Đun sôi rồi hạ lửa vừa đun thêm khoảng 2 – 3 phút. Bắc nồi ra khỏi bếp, đổ hết nước luộc đi (tại vì nước này nhiều bọt không sạch tí nào), rửa lại miếng thịt cho sạch. Dùng giấy làm bếp thấm khô hoặc để cho thịt khô ráo nước, đặc biệt là phần bì. Cả nhà cố gắng giữ tránh để phần bì bị cong sau khi luộc nhé.

– Sau khi thịt đã được thấm khô thì lấy tăm nhọn, nĩa.. xâm thật nhiều lỗ trên mặt phần da/bì. Lưu ý: không nên châm quá sâu, khi nướng mỡ ở dưới dễ trào lên phần da, làm cho da không nổ giòn được. Sau khi châm xong, nếu cần thiết thì lau lại phần da/bì một lần nữa cho khô ráo.

Ướp thịt: Thường thì phần thịt và phần bì sẽ được ướp riêng.

– Với phần thịt thì có rất nhiều cách ướp, nhưng mình chỉ xát một chút xíu bột gia vị với bột hành, tỏi lên thôi. Lý do sử dụng hành tỏi là khi nướng thịt sẽ thơm hơn. Nếu các bạn dùng hành tỏi tươi (băm nhuyễn) để ướp thì khi quay thịt nhớ gạt vụn hành tỏi ra ngoài để vụn này không bị cháy đen và dính vào thịt nhé. Còn lý do chỉ dùng một chút gia vị (hoặc muối) là để thịt khi quay xong sẽ có vị thơm ngọt tự nhiên, sau đấy thịt này chấm kèm nước mắm tỏi ớt thì ngon cực kì. Vì thích hương vị kiểu tự nhiên thế này nên riêng với quay thịt kiểu này  mình chỉ ướp đơn giản vậy thôi.

– Với phần da/bì thì các bạn phết 1 – 2 lớp dấm, tiếp theo xát thêm một chút muối. Cho thịt vào hộp, đậy kín, để nơi thoáng mát hoặc tủ lạnh từ 6-8 tiếng (VD ăn trưa thì nên ướp từ tối hôm trước, ăn tối thì ướp từ sáng…)

– Bật lò 200 độ C trước 10-15 phút. Khi lò đạt nhiệt độ 200 độ C (hai lửa) rồi thì đặt miếng thịt lên khay nướng, quay phần bì lên trên, nướng thịt ở nấc giữa trong khoảng 20 phút. Mình thường đặt thêm 1 cái khay có lót giấy bạc ở dưới để hứng mỡ chảy ra từ thịt, nướng xong cũng đỡ được ít nhiều khoản dọn dẹp.

– Sau khoảng 20 phút thì lấy thịt ra thấm mỡ trên phần bì (nếu có). Quết thêm dấm lên bì. Nâng khay nướng lên cao hơn 1 nấc, nướng thêm khoảng 25-30 phút nữa cho bì nổ tưng bừng nhé. Bước phết dấm này có thể lặp lại khoảng 1-2 lần. Mình nướng ở nấc gần trên cùng thêm khoảng 30 phút ở 200 độ C thì thịt chín vừa ngon, không bị cháy và thịt rất mềm ngọt. Những phút gần cuối thì các bạn nhớ để ý canh chừng vì nếu không thì bì sẽ nhanh bị cháy lắm.

– Thịt chín lấy ra để tầm 15 – 20 phút cho nguội (và cho phần mỡ bên ngoài ngấm lại vào thịt – ăn sẽ ngon hơn đấy ;) ), rồi thái thành miếng vừa ăn. Sắp lên đĩa, dùng với cơm trắng nóng, thêm một chén nước mắm tỏi ớt hoặc nước tương tùy khẩu vị, một đĩa dưa cải hay củ kiệu muối nữa.

pho-ga

Phở gà

pho-ga

– Gà làm sạch, rửa sạch. Trụng qua nước sôi và vớt ra rửa lại qua nước lạnh.

– Cho 3 tô nước vào nồi nấu sôi, cho gà vào luộc với chút muối.

– Trong thời gian chờ gà chín, nướng củ hành, gừng cho khét vỏ ngoài, cạo bỏ vỏ đen.

– Gà chín vớt ra chờ nguội. Cho phần củ hành và gừng vào nồi nước dùng, đậy nắp và nấu lửa riu riu cho thơm.

– Nêm nếm lại phần nước dùng, sao cho vừa khẩu vị gia đình.

nguội cắt lấy phần thịt, cắt miếng vừa ăn.

– Trụng phở cho vào tô, cho thịt gà lên, vỏ chanh cắt mỏng và hành lá. Ăn nóng

trung-chien-kieu-phap

Trứng chiên kiểu Pháp

- Hành tây băm thật nhỏ. Cố gắng làm càng nhỏ thì ta càng dễ chế biến.

– Trứng đập ra tô, đánh đều với chút xíu gia vị.

Trứng chiên kiểu Pháp1

– Cho chút bơ vào chảo, đun chảy.

– Cho hành tây vào xào chín chừng 2 phút.

Trứng chiên kiểu Pháp2

– Đổ hành tây vào tô trứng, khuấy đều.

– Cho thêm bơ vào chảo. Lần này bạn cho nhiều một chút nhé, đủ để tráng kín mặt chảo – giúp cho trứng không bị dính khi chiên.

– Cho trứng vào chiên. Khi mặt trứng hơi se lại ta rắc hạt tiêu lên.

Trứng chiên kiểu Pháp3

– Nhanh tay cuộn đều trứng lại ngay sau đó.

Trứng chiên kiểu Pháp4

– Đun trứng thêm vài phút cho chín hẳn rồi lấy ra, để nguội và cắt miếng.

– Bày ra đĩa và thưởng thức ngay khi trứng còn nóng nhé!

Trứng chiên kiểu Pháp5

– Với cách chiên trứng kiểu như thế này, hành tây được xào kĩ với bơ sẽ không còn vị hăng nữa mà trái lại rất thơm, ngọt, nên không lo với các bạn không thích hành tây nhé :) Trong ẩm thực Pháp, bơ là loại nguyên liệu được coi là có vị trí vô cùng quan trọng. Đối với món trứng này, nếu thiếu bơ sẽ mất đi vị thơm ngon đặc trưng của món Pháp.

– Món trứng béo ngậy, thơm phức và mềm mịn nhưng khi ăn không hề khiến bạn bị ngán do có hành tây và hạt tiêu nữa; ăn cùng cơm sẽ ngon lắm đấy!

cháo-nghêu

Cháo nghêu

- Gạo vo sạch rồi ngâm nước qua đêm. Nếu muốn cháo thơm hơn bạn rang gạo trước khi ngâm. Gạo sau khi ngâm cho ra rổ cho ráo nước.
- Nghêu mua về ngâm vào nước lạnh khoảng 15 phút cho ra bớt sạn. Cho nghêu vào nồi luộc chín cùng chút muối. Đến khi nghêu mở miệng thì tắt bếp.
- Vớt nghêu ra rổ, gỡ lấy phần thịt ngêu, ướp với chút mắm, tiêu, hạt nêm, dầu ăn, để cho nghêu thấm gia vị. Nước luộc nghêu chắt lấy phần nước trong, lọc bỏ phần sạn ở đáy nồi.
- Cho nồi nước nghêu lên trở lại bếp, đổ gạo vào, bật lửa lớn, đậy vung kín đến khi sôi, hạt gạo nở bung lên. Kiểm tra nồi cháo nếu thấy ít nước thì châm thêm ít nước sôi vào nồi, nêm ít muối cho vừa miệng. Để lửa nhỏ liu riu nấu đến khi gạo chín nhừ thành cháo. Thỉnh thoảng lấy đũa khuấy đều để tránh cháo bám vào đáy nồi bị cháy.

- Đun nóng dầu ăn phi thơm hành khô cắt lát nhỏ. Trút hành ra dĩa để nguội rồi cho phần thịt nghêu vào xào săn, thịt nghêu để ăn với cháo nên xào hơi mặn một chút. Hành lá, rau răm rửa sạch cắt nhỏ.
- Cháo chín múc ra tô, rắc hành lá, rau răm, hành phi, thêm thịt nghêu xào săn, rắc tiêu, ớt bột (nếu thích) ăn nóng rất ngon.
Thịt nghêu có tính hàn, vị ngọt mặn, giàu giá trị dinh dưỡng có tác dụng giải độc, trị chứng ho, loét dạ dày… sẽ làm nên tô cháo nghêu giản dị mà tinh tế.
muc-chien-ot-sot-chanh

Mực chiên ớt, sốt mayo chanh

muc-chien-ot-sot-chanh

– Mực làm sạch, để ráo. Trộn bột với bột ớt và chút muối.

– Lăn từng miếng mực qua hỗn hợp bột cho bột bám đều hai mặt.

– Cho một lượng dầu tương đối vào chảo, đun sôi. Để lửa to, cho mực đã lăn qua bột vào, chiên vàng hai mặt.

– Gắp mực đã chiên ra cho vào đĩa có lót giấy ăn để mực bớt dầu.

– Cho rau sống ra đĩa, xếp mực lên trên. Vắt vài giọt chanh lên mực cho thơm.

– Bằm nhỏ tỏi và vỏ chanh. Trộn mayonnaise với chỗ nước cốt chanh còn lại, vỏ chanh và tỏi bằm, đảo đều.

Món mực chiên ớt, sốt mayonnaise nên ăn ngay sau khi chiên mực cho mực được giòn và thơm. Món ăn này rất hấp dẫn nhờ sự kết hợp rất hài hòa giữa vị ngọt giòn của mực với vị béo của mayonnaise. Nước cốt chanh và vỏ chanh làm món ăn có mùi thơm rất dễ chịu.